Menu

Từ sự hờ hững ban đầu với chương trình, thiếu thiện cảm với khách mời… học viên Phạm Văn Ninh đã bị cuốn dần cảm xúc để đến phút cuối thì vỡ òa ấn tượng… Câu chuyện của anh nhận được sự đồng cảm từ nhiều học viên trong lớp và được đăng lại nguyên văn tại đây.

“Như nhận xét của nhiều học viên khác, tôi cũng cảm nhận rằng đây là một ngày chơi mà học rất thú vị và bổ ích, công tác tổ chức cũng rất ấn tượng. Trước hết xin trân trọng cảm ơn ông Trương Gia Bình- Chủ tịch Tập đoàn FPT, cảm ơn ông Hà Nguyên – Viện phó Viện quản trị kinh doanh FPT và toàn thể Ban tổ chức.

Sau đây tôi xin được chia sẻ cảm nghĩ về 03 trong nhiều điểm cá nhân học viên thấy tâm đắc xung quanh bài giảng.

 Thứ nhất: Nội dung bài giảng và phương pháp thuyết giảng

Khi nhận được email kèm theo slide bài giảng, tôi đã đọc qua và thấy có vẻ hay hay nhưng không ấn tượng cho lắm. Khi ông Trương Gia Bình cùng ông Lê Minh Hải bước vào lớp với dáng vẻ “nghênh ngang”, đến khi tuyên bố khai giảng, động tác đánh trống, đến khi có rượu và ly,… tôi chẳng thấy ăn nhập gì với tư thế chuẩn bị nghe giảng theo cách cổ điển của tôi.

Cho đến khi nhóm đầu tiên thuyết trình, một học viên bắt đầu bằng “phản bác” việc áp dụng CTND (chiến tranh nhân dân) vào quản trị doanh nghiệp, nào là “có chính nghĩa không khi tồn tại Lobby trong cạnh tranh”, hay CTND là “bảo vệ một cách thụ động” chứ chẳng giống với các doanh nghiệp luôn cần chủ động “chiến đấu” với các đối thủ cạnh tranh,…Các nhóm phản biện, sự dẫn dắt của giảng viên…Tôi bắt đầu nhận ra một điều rằng: Đừng quá chăm chú câu chữ, hay nội dung của các slide bài giảng. Đó chẳng qua chỉ là công cụ, là phương tiện để giảng viên dẫn dắt, truyền thụ những kinh nghiệm quí báu từ thực tiễn kinh doanh. Giảng viên đã hệ thống hóa thông qua việc mượn các câu chuyện, hình ảnh của cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh chống lại và chiến thắng các đội quân xâm lược hùng mạnh của cha ông ta.

Một nội dung không quá ấn tượng nhưng bằng phương pháp thuyết giảng của chuyên gia giỏi, kết quả mỗi học viên nhận được thì rất ấn tượng.

Thứ hai: Bàn về sự dạy và học (học viên hay người thầy là trung tâm):

Tôi cũng đã đọc và nghe lơ mơ đâu đó người ta tranh luận về điều này, nhưng khi TS Trương Gia Bình nói về nó, phản bác phương pháp dạy học truyền thống, điển hình như:

– Học sinh có thể ngủ khi nghe giảng (nghe mà buồn ngủ thêm, chẳng thấy hứng thú gì cả, hoặc thông tin mà thầy nói biết hết cả rồi,…)

– Luôn đề cao người số 1, nói đúng ra là bệnh thành tích. Tôi đã gặp tới 4 trường hợp đơ đơ vì học trong đó, một trường hợp thực sự rất xuất sắc về điểm số nhưng chỉ môn văn) khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp (cũ), ba trường hợp còn lại thì do tham gia các cuộc đua theo yêu cầu của bố mẹ, có bạn năm đầu thi đỗ Đại học Thái Nguyên và học tương đối tốt, nhưng bố mẹ bắt phải thi đỗ Đại học Bách khoa mới “xứng” với gia đình. Năm sau anh bạn này thi đỗ Đại học Bách khoa, vì quá sức mà đơ dần đơ dần…

– Luôn theo kiểu nhồi nhét, thầy cứ giảng học sinh cứ nghe và cắm đầu viết, học thuộc lòng và trả bài,…

Tôi cũng đã học qua hai trường đại học nhưng đa số các môn học tôi chẳng biết học để làm gì, sau khi thi xong là có môn quên tiệt luôn.

Khi tham gia lớp FeMBA, vì vừa đi học vừa phải xử lý rất nhiều thông tin công việc, luôn đi học trong tâm trạng mệt mỏi, tôi nghĩ mình sẽ cố gắng học và cố gắng không “ngủ gật” trong lớp. Nhưng từ những buổi học các môn chuyển đổi, đặc biệt khi học môn Triết học tôi luôn bị thu hút vào các bài giảng, đến hôm nay vẫn chưa có cơ hội “ngủ gật” trong lớp. Như phân tích của TS Phan Đăng Cầu- Đại học FPT bàn về “phương pháp lấy người học làm trung tâm” thì kết luận rằng:

Tục ngữ có câu “có mới, nới cũ”, nghĩa là khi có một cái mới thì ta thường xem thường cái cũ. Tôi nhớ khi các slide ra đời thì nó được xem như một tiêu chuẩn đánh giá tính “đổi mới” của giáo viên. Nếu đi qua một lớp học mà thấy thầy giáo đang giảng bằng cách dùng phấn trắng bảng đen thì thầy giáo đó bị coi là lạc hậu, chậm tiến bộ. Sau một thời gian slide “lên ngôi” thì dần dần “phấn trắng, bảng đen” lại lấy lại được “vị thế” trước đây trong giảng dạy. Có những bài giảng mà nếu ta giảng theo kiểu “phấn trắng, bảng đen”, tức là viết để các chữ và con số hiện dần ra thì người học dễ thu nhận hơn là nhìn những slide chứa đầy chữ và các công thức.

Theo tôi, dù các phương pháp giáo dục phát triển đến đâu thì ở học đường cũng không thể loại bỏ được vai trò người giáo viên như một người truyền kiến thức trực tiếp đến học viên bằng cách thuyết giảng”  [ Nguồn: http://neoedu.fpt.edu.vn]

PGS.TS Trương Gia Bình thông qua phương pháp “phương pháp lấy người học làm trung tâm” với cây bút biết múa ra những kiến thức mang tính thực tế tuyệt vời.

IMG_4047 (Large)

Chủ tịch Công ty Việt Đức , người đã áp dụng thành công nhiều bài học của thầy Bình, nên đã đến để học lại

Thứ baXin nói về khách mời, ông Lê Minh Hải – Chủ tịch HĐQT Công ty CP ống thép Việt Đức

Khi ông ta bước vào với cái dáng điệu “nghênh ngang” như đã nói ở trên, ông ta vừa ngồi xuống thì chúng tôi lấy làm khó chịu với mùi khói thuốc phun ra từ miệng, qua điếu xì gà to đùng. Rồi chỉ ít phút sau đó ông ta tặng lớp những chai rượu, rồi những câu nói bâng quơ chẳng đâu vào đâu ở những phút đầu buổi học. Học cái khỉ gì mà vừa học vừa uống rượu – tôi vừa nghĩ vừa thấy đắng ngắt khi uống ngụm đầu tiên.

Nhưng rồi tôi thấy ông ta chăm chú nghe, rồi tôi thấy những ngụm rượu vào miệng tôi hình như có vị ngọt chát, và hình như rượu này uống lúc này ngon thật. Chậc!

Và đến khi phát biểu cuối buổi học, những lời tâm sự thật chân tình, thật sâu sắc, nhẹ nhàng và không thiếu biểu hiện tình cảm, sự xúc động không hề nhẹ, một cái ôm chặt của ông Trương Gia Bình, một cách truyền cảm hứng cách lạ đời tôi đã gặp nhưng không nhiều, nó cộng hưởng tự nhiên vào tôi.

Tôi thích ông ta và cả điệu bộ “nganh ngang” lúc ban đầu của ông ta!

Chủ tịch thép Việt Đức chia sẻ về thực tiễn áp dụng Chiến tranh nhân dân vào công tác quản trị ở công ty Việt Đức

Nguồn: http://fsb.edu.vn/

Các bài viết khác

  • /uploads/images/slide/main/ecplaza.jpg
  • /uploads/images/slide/main/koreazinc.jpg
  • /uploads/images/slide/main/daewoo.jpg
  • /uploads/images/slide/main/oil-korea.png
  • /uploads/images/slide/main/goldsun.png
  • /uploads/images/slide/main/cargill-r-h-black-3c.png
  • /uploads/images/slide/main/sgs.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dana-y.png
  • /uploads/images/slide/main/cng.jpg
  • /uploads/images/slide/main/xay-lap-dien-1.png
  • /uploads/images/slide/main/marubeni.jpg
  • /uploads/images/slide/main/tong-cong-ty-thep.jpg
  • /uploads/images/slide/main/formosa(1).png
  • /uploads/images/slide/main/hiep-hoi-thep.png
  • /uploads/images/slide/main/nam-phat.png
  • /uploads/images/slide/main/vinh-phuc.png
  • /uploads/images/slide/main/gang-thep-tuyen-quang.png
  • /uploads/images/slide/main/viet-trung.png
  • /uploads/images/slide/main/bao-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/vcb.png
  • /uploads/images/slide/main/link5.jpg
  • /uploads/images/slide/main/vietin.png
  • /uploads/images/slide/main/vpbank.jpg
  • /uploads/images/slide/main/shinhan(1).png
  • /uploads/images/slide/main/lien-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/ha-hoa.jpg
  • /uploads/images/slide/main/hiep-huong.png
  • /uploads/images/slide/main/gsteel.png
  • /uploads/images/slide/main/link1.jpg
  • /uploads/images/slide/main/thanh-phu.png
  • /uploads/images/slide/main/link2.jpg
  • /uploads/images/slide/main/senco.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link4.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dat-viet.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link3.jpg
  • /uploads/images/slide/main/simco.png
  • /uploads/images/slide/main/thep-ha-noi.png
  • /uploads/images/slide/main/ipc.png
  • /uploads/images/slide/main/thao-hien.png
  • /uploads/images/slide/main/sp-samson.jpg
  • /uploads/images/slide/main/samsung.png
  • /uploads/images/slide/main/smart-timing.png
  • /uploads/images/slide/main/unicoh.png
  • /uploads/images/slide/main/lirbety.png
  • /uploads/images/slide/main/chsteel.jpg
  • /uploads/images/slide/main/yangchen.jpg
  • /uploads/images/slide/main/gwan.jpg