Menu

Bê bối điểm thi làm “nóng” nghị trường Quốc hội


Tiếng vang động trời về những bê bối, gian dối của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm nay đã vọng đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Hệ quả là dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi sẽ chậm được thông qua để chờ nghe ý kiến đóng góp của chuyên gia, của nhân dân nói chung.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến dự án Luật Giáo dục sửa đổi

Đây là quyết định đúng đắn cần thiết, nhưng điều quan trọng là cho đến nay, những khuyết nhược của kỳ thi “2 trong 1” vẫn chưa được nhận diện đầy đủ. Các trường vẫn phải công bố kết quả tuyển sinh trên nền điểm thi bị hồ nghi thật hay giả. Với 10 thủ khoa bất ngờ của Học viện An ninh đều xuất phát từ các “điểm nóng” thi cử ở Hòa Bình, Sơn La, Lạng Sơn bị dư luận nghi ngờ và đề nghị cho thi lại.

Cả hai phía Bộ Giáo dục và Học viện đều không có nguyện vọng kiểm tra lại. Cách làm này khiến người ta suy nghĩ chắc chắn những gian dối của kỳ thi này sẽ không được bóc tách triệt để.

Vẫn còn hồ nghi

Từ “điểm nóng” thi cử Hà Giang lan ra Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La, Lạng Sơn, Bộ Giáo dục đã phải yêu cầu các tỉnh thành rà soát lại việc chấm thi trung học phổ thông (THPT) mặc dù trước đó Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã mạnh dạn đánh giá đây là kỳ thi nghiêm túc, an toàn… 

Tuy nhiên, chỉ đạo của Bộ Giáo dục lại làm dư luận thêm hoài nghi và thất vọng vì kết quả điều tra ban đầu cho thấy tiêu cực chấm thi nâng điểm ở Hà Giang, Lai Châu đều xuất phát từ những cán bộ của ngành Giáo dục. Liệu tay phải có kiểm tra, làm rõ những sai phạm của tay trái?

Liệu cán bộ địa phương có thật sự tận tâm kiểm tra kết quả thi, phát hiện và chấn chỉnh các vi phạm khi mà hầu hết các trường hợp thí sinh được nâng điểm đều là con cháu của quan chức? Điều quan trọng là ngay chính Bộ, sự quyết liệt bảo đảm cho một kỳ thi công bằng, minh bạch vẫn còn là câu hỏi.

Biểu hiện cụ thể là, theo thống kê, 10 thí sinh có điểm xét tuyển cao nhất vào Học viện An ninh nhân dân, có tới 4 thí sinh của Hòa Bình, 2 thí sinh của Lạng Sơn, 1 thí sinh của Sơn La, 2 thí sinh của Bắc Kạn và 1 thí sinh của Lai Châu. Tỉ lệ này vượt xa các tỉnh có truyền thống về học tập và có đông thí sinh như Hà Nội, Nghệ An, Nam Định...

Các thí sinh có điểm xét tuyển cao nhất vào Học viện An ninh nhân dân năm 2018 ở tất cả các tổ hợp đều là thí sinh thuộc tỉnh Hòa Bình, Lạng Sơn, Sơn La. Dư luận yêu cầu nghiêm khắc phải thi lại để kiểm tra. Thế nhưng Bộ Giáo dục không hề quan tâm mà lên tiếng cho rằng do phía Bộ Công an không có đề xuất nên Bộ không có ý định kiểm tra.

Nhiều ý kiến cho rằng nếu với quyết tâm bảo vê sự minh bạch, công bằng cho khoa cử, trước hiện tượng điểm thi bất thường cao gấp mấy lần các nơi khác thì Bộ Giáo dục tự mình phải cho thi lại chứ không chờ đến ý kiến của phía Bộ Công an.

Do áp lực chuẩn bị năm học mới, các trường ĐH buộc phải công bố kết quả tuyển sinh dựa trên điểm thi mà không biết được cái nào thật, cái nào chưa phản ánh đúng năng lực học. Hệ quả của sự thiếu minh bạch của kỳ thi năm nay không chỉ khiến thí sinh thi được 29,5 điểm ở Hà Nội vẫn rớt, “giỏi bất ngờ” ở Lai Châu, Hòa Bình lại đỗ thủ khoa.

Theo bà Hải, nguyên tắc tổ chức kỳ thi “2 trong 1” như hiện nay hoàn toàn đúng nhưng khi triển khai lại giao cho các địa phương nên nảy sinh nhiều bất cập.

UBTVQH phân vân

Nghiêm trọng hơn, sự “tù mù” của kỳ thi này còn ảnh hưởng đến quyết sách chiến lược của quốc gia trong nhiều năm tới. Vì làn sóng dư luận với thực trạng tiêu cực của kỳ thi này, ngày 8/8 vừa qua, UBTVQH đã họp bàn về chương trình xây dựng pháp luật cho Kỳ họp thứ 6 đã quyết định lùi việc thông qua Luật Giáo dục sửa đổi để có thời gian lắng nghe thêm ý kiến của chuyên gia và dư luận. 

Đây là quyết định sáng suốt, đáng mừng nhưng cách hành xử của Bộ Giáo dục lại khiến người ta lo ngại, liệu với kết quả, đánh giá “ỡm ờ”, không ráo riết với những sai sót trong quản lý, sự đối phó, giả dối trong kết quả thi cử hiện nay thì các chuyên gia hay đại biểu sẽ phải cho ý kiến, quyết định thông qua dự án luật trên nền những thông tin “nửa thực nửa hư” sẽ đi vào “vết xe đổ”.

Vấn đề quan trọng trong dự thảo Luật Giáo dục mới là có cần phải tổ chức một kỳ THPT hay không? Theo báo cáo một số vấn đề xin ý kiến của UBTVQH về Dự án Luật Giáo dục sửa đổi mà Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày tại phiên họp TVQH, hiện có 2 loại ý kiến khác nhau về vấn đề thi tốt nghiệp THPT:

Ý kiến thứ nhất cho rằng, việc tổ chức kỳ thi là cần thiết để đánh giá mức độ đạt chuẩn giáo dục phổ thông của học sinh, cung cấp dữ liệu quốc gia cho việc nghiên cứu, xây dựng, điều chỉnh chính sách giáo dục và là nguồn thông tin tham khảo cho các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức tuyển sinh.

Bên cạnh đó, kỳ thi này còn có ý nghĩa cung cấp chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho mục đích liên thông và hội nhập hệ thống giáo dục quốc tế. Việc tổ chức thi do Chính phủ quyết định, phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

Tuy nhiên, ý kiến ngược lại đề xuất không nên tổ chức chức thi mà nên xét và cấp bằng tốt nghiệp THPT để phù hợp với mục tiêu, tính chất của cấp học này; tương thích với xu hướng đổi mới đánh giá theo quá trình; giảm áp lực, tốn kém do thi cử mang lại.

Nhóm ý kiến này cũng cho rằng, việc điều chỉnh này tạo điều kiện tốt hơn đối với các trường hợp người học theo học trình độ trung cấp ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, có tích lũy khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định, được học lên các trình độ cao hơn.

Sẽ lấy ý kiến rộng rãi

Thảo luận về vấn đề này, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, vấn đề giáo dục phổ thông được người dân, cử tri rất chú ý, nhất là vừa qua có chuyện  kỳ thi THPT quốc gia để lại nhiều dư luận đang phải giải quyết, trả lời, xử lý, kể cả bằng pháp luật.

Theo ông Phúc, hiện cử tri, xã hội vẫn còn 2 ý kiến khác nhau: Thứ nhất là, những ý kiến phân vân có nên tổ chức thi nữa không, hay chỉ cấp chứng chỉ cho các em học tiếp để ai có nhu cầu thì học tiếp, không thì rẽ ngang? Thứ hai là, vẫn thi. Tuy nhiên, theo ông Phúc, việc tổ chức thi giao cho địa phương như vừa qua nảy sinh rất nhiều phức tạp.

“Quan điểm của tôi là vấn đề này liên quan nhiều đối tượng, do đó cần thận trọng xin ý kiến cử tri, chuyên gia, có thêm thời gian để ra quyết sách làm sao cho trúng”, ông Phúc nêu và cho rằng, nên lùi thời gian thông qua dự luật tại Kỳ họp thứ 7, thay vì Kỳ họp thứ 6 vào tháng 10 tới như dự kiến, để có thêm thời gian nghiên cứu.

Các thành viên của UBTVQH cũng cho rằng cần có thêm thời gian để tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân, vì đây là vấn đề liên quan tới toàn dân, tác động rất rộng lớn.

“Luật này nên lấy ý kiến rộng rãi để khi quyết định sẽ khoa học và rộng hơn và nhân dân sẽ đánh giá cao quyết sách của Quốc hội”, ông Hà Ngọc Chiến, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nêu quan điểm.

Trong khi đó, Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội Nguyễn Thanh Hải cho rằng, hiện nay có ý kiến cho rằng, nếu thi thì 98% tốt nghiệp, chỉ 2% trượt, như vậy tổ chức một kỳ thi cho 1 triệu thí sinh mà chỉ để loại 200 học sinh thì quá tốn kém, lãng phí.  

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đồng tình với đề nghị vẫn đưa dự luật sửa đổi này ra bàn thảo tại Kỳ họp thứ 6, giao Chính phủ lấy ý kiến nhân dân rộng rãi để tiếp tục hoàn thiện dự thảo và thông qua tại Kỳ họp thứ 7. Theo bà Ngân, sau khi xảy ra vụ việc tiêu cực trong thi cử, không thể không lấy ý kiến rộng rãi được vì điều này liên quan tới từng nhà.

Để giải đáp cho câu hỏi nên tiếp tục duy trì kỳ thi “2 trong 1”, điều đầu tiên phải làm rõ những ưu, khuyết điểm của nó. Sai phạm, giả dối chỉ xảy ra ở 5 tỉnh đã nêu hay còn ở nhiều tỉnh, thành khác? Sai phạm chỉ là do một số cá nhân hay là do tác động của lợi ích nhóm trong đó có lãnh đạo địa phương có con em dự thi?

Sai sót của việc tổ chức thi chỉ ở cấp địa phương hay là do quy chế chung còn nhiều sơ hở? Quan trọng nhất là liệu có cần tổ chức huy động cả hệ thống chính trị vào kỳ thi chỉ để loại 2% thí sinh? Bộ Giáo dục có nên hy sinh quyền lực của mình giao quyền tuyển sinh đại học cho các trường chủ động …Nếu không có những dữ liệu minh bạch khách quan về kỳ thi năm nay thì việc thu nhập ý kiến các chuyên gia và người dân cũng là việc “người mù xem voi” trên diện rộng.

Nguồn: BPL

Các bài viết khác

  • /uploads/images/slide/main/ecplaza.jpg
  • /uploads/images/slide/main/koreazinc.jpg
  • /uploads/images/slide/main/daewoo.jpg
  • /uploads/images/slide/main/oil-korea.png
  • /uploads/images/slide/main/goldsun.png
  • /uploads/images/slide/main/cargill-r-h-black-3c.png
  • /uploads/images/slide/main/sgs.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dana-y.png
  • /uploads/images/slide/main/cng.jpg
  • /uploads/images/slide/main/xay-lap-dien-1.png
  • /uploads/images/slide/main/marubeni.jpg
  • /uploads/images/slide/main/tong-cong-ty-thep.jpg
  • /uploads/images/slide/main/formosa(1).png
  • /uploads/images/slide/main/hiep-hoi-thep.png
  • /uploads/images/slide/main/nam-phat.png
  • /uploads/images/slide/main/vinh-phuc.png
  • /uploads/images/slide/main/gang-thep-tuyen-quang.png
  • /uploads/images/slide/main/viet-trung.png
  • /uploads/images/slide/main/bao-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/vcb.png
  • /uploads/images/slide/main/link5.jpg
  • /uploads/images/slide/main/vietin.png
  • /uploads/images/slide/main/vpbank.jpg
  • /uploads/images/slide/main/shinhan(1).png
  • /uploads/images/slide/main/lien-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/ha-hoa.jpg
  • /uploads/images/slide/main/hiep-huong.png
  • /uploads/images/slide/main/gsteel.png
  • /uploads/images/slide/main/link1.jpg
  • /uploads/images/slide/main/thanh-phu.png
  • /uploads/images/slide/main/link2.jpg
  • /uploads/images/slide/main/senco.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link4.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dat-viet.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link3.jpg
  • /uploads/images/slide/main/simco.png
  • /uploads/images/slide/main/thep-ha-noi.png
  • /uploads/images/slide/main/ipc.png
  • /uploads/images/slide/main/thao-hien.png
  • /uploads/images/slide/main/sp-samson.jpg
  • /uploads/images/slide/main/samsung.png
  • /uploads/images/slide/main/smart-timing.png
  • /uploads/images/slide/main/unicoh.png
  • /uploads/images/slide/main/lirbety.png
  • /uploads/images/slide/main/chsteel.jpg
  • /uploads/images/slide/main/yangchen.jpg
  • /uploads/images/slide/main/gwan.jpg