Menu

Cải thiện môi trường kinh doanh: Mục tiêu vượt bậc, nỗ lực phải vượt bậc


Hôm qua, 15/3, Văn phòng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã tổ chức “Hội nghị quốc tế Cải thiện vượt bậc MTKD nhằm nâng cao chất lượng và tốc độ tăng trưởng”. Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, cải thiện vượt bậc môi trường kinh doanh là thách đó rất lớn đòi hỏi phải có sự nỗ lực vượt bậc…

Hôm qua (15/3), Văn phòng Chính phủ và Bộ KH&ĐT phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã tổ chức “Hội nghị quốc tế Cải thiện vượt bậc MTKD nhằm nâng cao chất lượng và tốc độ tăng trưởng”. 

Vẫn còn xa so với yêu cầu

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, ông Nguyễn Văn Trung nhận định: “Những nỗ lực cải thiện MTKD của chúng ta trong những năm gần đây đã đem lại kết quả đáng ghi nhận. 4 năm gần đây, thứ hạng MTKD liên tục được cải thiện, trong đó năm 2017 tăng tới 14 bậc. Tuy vậy, tốc độ triển khai thực hiện chưa đồng đều, nhiều chỉ tiêu chưa đạt, chưa thu hẹp được khoảng cách về chất lượng MTKD và năng lực cạnh tranh so với các quốc gia trong khu vực”.

Phân tích cụ thể hơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW (CIEM), TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 19, đa phần các chỉ số đều có sự cải thiện về điểm tuyệt đối và thứ hạng, trong đó, nhiều chỉ số cải thiện vượt bậc như: chỉ số về nộp thuế, tiếp cận điện năng, BHXH, bảo vệ nhà đầu tư. Nhưng cũng có 4 chỉ số gần như không thay đổi trong 4 năm là: đăng ký kinh doanh, thực thi hợp đồng, phá sản DN, sở hữu tài sản. 

Cũng theo ông Cung, trong năm 2017, 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập gồm Moondy’s, Standards and Poor’s và Fitch đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam năm 2016 từ mức ổn định lên mức tích cực. Tuy nhiên, có 4 chỉ số MTKD có thứ hạng thấp hoặc không được cải thiện, đó là: Khởi sự kinh doanh; Đăng ký quyền sở hữu và sử dụng tài sản; Giải quyết tranh chấp hợp đồng; Giải quyết phá sản DN.

Những mục tiêu đề ra trong các Nghị quyết  của Chính phủ tuy cao nhưng khả thi, rõ ràng, cụ thể, đo lường được; giải pháp cụ thể, trách nhiệm rõ ràng; Chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng là cụ thể, quyết liệt, nhất quán, thường xuyên và liên tục; Thường xuyên theo dõi, có đánh giá khách quan, độc lập và định kỳ hàng quý báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ. Tuy đã có kết quả rõ nét, khác biệt so với trước và có tác động tích cực thực sự đến hoạt động kinh doanh của DN nhưng còn khá xa so với mục tiêu…” - Viện trưởng CIEM nhận xét.

Cụ thể, ông Cung dẫn chứng: Chưa đạt được trung bình ASEAN 4 về MTKD; Số điều kiện kinh doanh (ĐKKD) bãi bỏ còn thấp so với mục tiêu bãi bỏ ít nhất 1/3-1/2 số ĐKKD hiện hành; Một số bộ còn gộp số bãi bỏ và sửa đổi để đánh giá hoàn thành mục tiêu; số bãi bỏ thấp xa so với yêu cầu; sửa đổi là chủ yếu; Số hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành (KTCN)  trước thông quan mới giảm được 10 điểm %, trong khi mục tiêu đề ra là phải giảm được ít nhất 20 điểm %; Số hàng hóa thuộc diện KTCN giảm chưa đáng kể so với mục tiêu là giảm ít nhất 1/2 Danh mục hàng hóa (không phải là nhóm hàng hóa) thuộc diện KTCN.

“Rõ ràng kết quả đạt được là không đồng đều, có chênh lệch khá lớn giữa các chỉ số, giữa các bộ, ngành và địa phương. Chỉ mới có tiến bộ ở các chỉ số, các ngành, lĩnh vực có vấn đề nóng, vấn đề được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm; có phản biện, góp ý và yêu cầu mạnh mẽ từ phía DN, hiệp hội DN...” - ông Cung nhận xét.

Đặc biệt, Viện trưởng CIEM cũng thẳng thắn khi cho rằng tình trạng “trên nóng - dưới lạnh” vẫn còn. “Tất cả các Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh, TP đều “nóng” là yếu tố quyết định để đạt được kết quả đồng đều, toàn diện, đúng mục tiêu như yêu cầu Nghị quyết của Chính phủ...” - ông Cung khẳng định.

Khó, càng phải nỗ lực

Thông tin từ Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Văn Trung cho biết, Dự thảo Nghị quyết 19/2018 (hiện đang gửi các bộ, ngành, địa phương để lấy ý kiến) vẫn duy trì mục tiêu về cải thiện MTKD theo thông lệ quốc tế, nhấn mạnh cải cách ĐKKD và quản lý chuyên ngành; bổ sung thêm mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành logistics và ngành du lịch để hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành nói riêng, thúc đẩy tăng năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Cụ thể, theo Viện trưởng CIEM, tại Nghị quyết này, Chính phủ đặt mục tiêu cao, cụ thể nhất có thể; cải cách mạnh mẽ hơn, kết quả đồng đều hơn, tác động thực chất và toàn diện hơn. 

Một số mục tiêu cụ thể như: Bãi bỏ ít nhất 1/3-1/2 số ĐKKD hiện hành ở tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế; Hoàn thành về cơ bản mục tiêu giảm số hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) phải KTCN trước thông quan xuống còn tối đa 10%; Hoàn thành cơ bản mục tiêu giảm ít nhất 1/2 danh mục hàng hóa XNK thuộc diện KTCN; Năng lực cạnh tranh ngành du lịch tăng khoảng 10 bậc (hiện ở thứ 67); Giảm chi phí logistics xuống mức bằng khoảng 18% GDP (hiện hơn 20% GDP); cải thiện Chỉ số Hiệu quả logistics thêm khoảng 10 bậc (hiện xếp thứ 64)...

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, mặc dù Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao ở nhiều lĩnh vực, tuy nhiên chỉ số phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp, năng suất lao động thấp hơn nhiều so với các quốc gia trên thế giới. “Thách đố đặt ra cho năm 2018 rất lớn. Phải nỗ lực vượt bậc mới cải thiện được” - Phó Thủ tướng quả quyết. Ông nhấn mạnh, để nâng cao chất lượng và tốc độ tăng trưởng thì cần DN phát triển, để DN phát triển phải tiếp tục cải thiện MTKD…

Nguồn: BPL

Các bài viết khác

  • /uploads/images/slide/main/ecplaza.jpg
  • /uploads/images/slide/main/koreazinc.jpg
  • /uploads/images/slide/main/daewoo.jpg
  • /uploads/images/slide/main/oil-korea.png
  • /uploads/images/slide/main/goldsun.png
  • /uploads/images/slide/main/cargill-r-h-black-3c.png
  • /uploads/images/slide/main/sgs.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dana-y.png
  • /uploads/images/slide/main/cng.jpg
  • /uploads/images/slide/main/xay-lap-dien-1.png
  • /uploads/images/slide/main/marubeni.jpg
  • /uploads/images/slide/main/tong-cong-ty-thep.jpg
  • /uploads/images/slide/main/formosa(1).png
  • /uploads/images/slide/main/hiep-hoi-thep.png
  • /uploads/images/slide/main/nam-phat.png
  • /uploads/images/slide/main/vinh-phuc.png
  • /uploads/images/slide/main/gang-thep-tuyen-quang.png
  • /uploads/images/slide/main/viet-trung.png
  • /uploads/images/slide/main/bao-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/vcb.png
  • /uploads/images/slide/main/link5.jpg
  • /uploads/images/slide/main/vietin.png
  • /uploads/images/slide/main/vpbank.jpg
  • /uploads/images/slide/main/shinhan(1).png
  • /uploads/images/slide/main/lien-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/ha-hoa.jpg
  • /uploads/images/slide/main/hiep-huong.png
  • /uploads/images/slide/main/gsteel.png
  • /uploads/images/slide/main/link1.jpg
  • /uploads/images/slide/main/thanh-phu.png
  • /uploads/images/slide/main/link2.jpg
  • /uploads/images/slide/main/senco.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link4.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dat-viet.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link3.jpg
  • /uploads/images/slide/main/simco.png
  • /uploads/images/slide/main/thep-ha-noi.png
  • /uploads/images/slide/main/ipc.png
  • /uploads/images/slide/main/thao-hien.png
  • /uploads/images/slide/main/sp-samson.jpg
  • /uploads/images/slide/main/samsung.png
  • /uploads/images/slide/main/smart-timing.png
  • /uploads/images/slide/main/unicoh.png
  • /uploads/images/slide/main/lirbety.png
  • /uploads/images/slide/main/chsteel.jpg
  • /uploads/images/slide/main/yangchen.jpg
  • /uploads/images/slide/main/gwan.jpg