Menu

Chịu thuế nặng, thép Việt chứng minh 'made in VN' thế nào?


Minh bạch nguồn gốc sản phẩm không nên chỉ được thực hiện với một số quốc gia áp thuế cao mà cần thực hiện ở tất cả các thị trường.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ vừa quyết định áp mức thuế lên tới 456,23% đối với thép chống gỉ và thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam, có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc và Đài Loan.

Mức thuế nói trên sẽ được áp dụng lên các sản phẩm tương tự nhập khẩu trong tương lai, thậm chí với cả các đơn hàng nhập khẩu chưa giao hết, được ký từ ngày 2/8/2018.

Đây là mức thuế chống lẩn tránh thuế cao nhất mà phía Hoa Kỳ từng áp dụng với sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam. Điều đáng nói, nhiều năm qua, ngành sản xuất thép Việt Nam đã liên tục phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại, với mức độ ngày càng gia tăng.

Trao đổi với Đất Việt, một số chuyên gia đều không bất ngờ trước mức thuế mà phía Hoa Kỳ áp dụng đối với sản phẩm thép từ Việt Nam và cho rằng động thái của Hoa Kỳ là bình thường.

PGS.TS Tô Duy Phương, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng Thư ký Hội Đúc luyện kim Hà Nội, cho biết, Hiệp hội Thép Việt Nam đã nhiều lần đưa ra cảnh báo đối với các doanh nghiệp thép, tuy nhiên, vẫn có những doanh nghiệp không lưu tâm.

Còn chuyên gia ngành luyện kim - GS.TSKH Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM cho rằng, Hoa Kỳ chủ yếu muốn đánh vào thép Trung Quốc. Trung Quốc sản xuất một nửa lượng thép của thế giới, nhiều hơn sản lượng thép của cả Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản cộng lại, nên có lợi thế giá rẻ để cạnh tranh trên thị trường.

Cũng bởi thừa thép nên Trung Quốc tìm mọi cách để đẩy mạnh xuất khẩu, lũng đoạn thị trường và đây là điều Hoa Kỳ lo ngại. Chính vì thế, Hoa Kỳ đã áp thuế chống phá giá và trợ giá đối với mặt hàng thép sản xuất tại Trung Quốc xuất sang nước này, còn Trung Quốc tìm cách đi đường vòng để né đòn thuế quan của Hoa Kỳ.

Thép Việt bị Mỹ áp thuế cao nếu sử dụng nguyên liệu Đài Loan, Hàn Quốc

"Hoa Kỳ nghi ngờ thép Trung Quốc đi đường vòng, dán mác hàng Việt Nam rồi xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Trong khi đó, tại Việt Nam, có hiện tượng doanh nghiệp trong nước liên kết với doanh nghiệp Trung Quốc làm ăn bậy bạ, đem sản phẩm từ Trung Quốc về Việt Nam dán nhãn hàng Việt rồi xuất khẩu đi. Hoa Kỳ lấy cớ doanh nghiệp thép Việt sử dụng nguyên liệu của Trung Quốc nên đánh thuế cao đối với sản phẩm thép của Việt Nam.

Sự việc 500.000 tấn nhôm có nguồn gốc Trung Quốc được nhập về Vũng Tàu để từ đó xuất khẩu sang Mỹ vào năm 2017 là một ví dụ điển hình", GS Phố nhận định.

Cũng theo vị chuyên gia, một khó khăn sắp tới của Việt Nam là theo quy định của Hiệp định CPTPP, Việt Nam không được ưu đãi thuế quan nếu mua nguyên liệu của các nước khác ngoài 11 nước thành viên CPTPP, trong khi đó doanh nghiệp thép Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu Trung Quốc. Đây là một khó khăn lớn mà doanh nghiệp khó xoay xở được.

Việc doanh nghiệp thép Việt Nam cần làm, theo GS.TSKH Phạm Phố, là làm ăn phải thật thà, chuẩn bị hồ sơ chứng minh nguồn gốc của sản phẩm thép hoàn toàn xuất xứ từ Việt Nam hoặc có đầu vào nhập khẩu từ các nước mà Mỹ không áp thuế chống bán phá giá.

"Thép sản xuất ra sử dụng nguyên liệu từ đâu, sản xuất tại nhà máy nào, ngày sản xuất, ai giám sát, chứng nhận..., tất cả đều phải được minh bạch.

Nguyên liệu sản xuất thép trong nước chắc chắn không thể cung cấp đủ, doanh nghiệp Việt nhập thép vụn, hợp kim... về để làm. Vấn đề là phải nhập từ các nước mà Mỹ không áp thuế chống bán phá giá thì họ mới chấp nhận và ở điểm này, doanh nghiệp Việt phải làm theo nếu muốn xuất sang Mỹ", vị chuyên gia lưu ý.

Bên cạnh đó, ông cho rằng, doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam cần phải đoàn kết, thống nhất ở điểm: nếu nhập nguyên liệu của Trung Quốc thì chỉ nên làm và bán trong nội địa, còn đã xuất khẩu sang Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào khác thì phải minh bạch hồ sơ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu, sản xuất.

"Làm ăn thật thà, minh bạch nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm với tất cả các đối tác, xuất khẩu cho nước nào thì phải tuân theo yêu cầu của nước đó, đó là nguyên tắc doanh nghiệp phải thực hiện trong kinh tế thị trường", GS.TSKH Phạm Phố nhấn mạnh.

Trong khi đó, PGS.TS Tô Duy Phương, cũng cho biết, việc doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam phải tự chứng minh sản phẩm xuất sang Hoa Kỳ là thép của Việt Nam là cần thiết và không khó.

"Với bất kỳ nước nào, muốn sản xuất thép, đặc biệt là thép không gỉ và thép cán nguội lò điện, cũng cần phải có sắt thép vụn (nguyên liệu đầu vào) và không nhiều thì ít vẫn phải nhập về, với thép hợp kim lại càng cần hơn.

Hoa Kỳ chỉ nói rõ là không được sử dụng nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc..., vì thế sẽ không có vướng mắc gì nếu doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu trong nước và của các quốc gia nằm ngoài danh sách cấm của Hoa Kỳ.

Việc ngành thép Việt Nam tăng nguồn cung sắt thép vụn (scrap), kể cả gang lỏng (molten iron) trong nước để giảm dần lệ thuộc nguồn cung bên ngoài, nhìn vào thực tế sản xuất thép của Việt Nam là khả thi.

Hiện tại, nhà máy thép Formosa cũng có khả năng cung cấp sắt thép vụn cho bên ngoài, kể cả cắt đầu cắt đuôi sản phẩm cán, rãnh rót, đậu ngót, ba via sản phẩm đúc, chưa kể tỷ lệ phế phẩm... Do đó, tránh bị đánh thuế cao hay không, phụ thuộc rất nhiều vào sự chủ động của các doanh nghiệp", PGS.TS Tô Duy Phương nói.

Nguồn tin: Baodatviet

Các bài viết khác

  • /uploads/images/slide/main/ecplaza.jpg
  • /uploads/images/slide/main/koreazinc.jpg
  • /uploads/images/slide/main/daewoo.jpg
  • /uploads/images/slide/main/oil-korea.png
  • /uploads/images/slide/main/goldsun.png
  • /uploads/images/slide/main/cargill-r-h-black-3c.png
  • /uploads/images/slide/main/sgs.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dana-y.png
  • /uploads/images/slide/main/cng.jpg
  • /uploads/images/slide/main/xay-lap-dien-1.png
  • /uploads/images/slide/main/marubeni.jpg
  • /uploads/images/slide/main/tong-cong-ty-thep.jpg
  • /uploads/images/slide/main/formosa(1).png
  • /uploads/images/slide/main/hiep-hoi-thep.png
  • /uploads/images/slide/main/nam-phat.png
  • /uploads/images/slide/main/vinh-phuc.png
  • /uploads/images/slide/main/gang-thep-tuyen-quang.png
  • /uploads/images/slide/main/viet-trung.png
  • /uploads/images/slide/main/bao-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/vcb.png
  • /uploads/images/slide/main/link5.jpg
  • /uploads/images/slide/main/vietin.png
  • /uploads/images/slide/main/vpbank.jpg
  • /uploads/images/slide/main/shinhan(1).png
  • /uploads/images/slide/main/lien-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/ha-hoa.jpg
  • /uploads/images/slide/main/hiep-huong.png
  • /uploads/images/slide/main/gsteel.png
  • /uploads/images/slide/main/link1.jpg
  • /uploads/images/slide/main/thanh-phu.png
  • /uploads/images/slide/main/link2.jpg
  • /uploads/images/slide/main/senco.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link4.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dat-viet.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link3.jpg
  • /uploads/images/slide/main/simco.png
  • /uploads/images/slide/main/thep-ha-noi.png
  • /uploads/images/slide/main/ipc.png
  • /uploads/images/slide/main/thao-hien.png
  • /uploads/images/slide/main/sp-samson.jpg
  • /uploads/images/slide/main/samsung.png
  • /uploads/images/slide/main/smart-timing.png
  • /uploads/images/slide/main/unicoh.png
  • /uploads/images/slide/main/lirbety.png
  • /uploads/images/slide/main/chsteel.jpg
  • /uploads/images/slide/main/yangchen.jpg
  • /uploads/images/slide/main/gwan.jpg