Menu

Doanh nghiệp Việt “mạnh gạo, bạo tiền” đua đầu tư ra nước ngoài

18-09-2011

 Thay vì phòng thủ trong lúc kinh tế trong nước suy thoái, thế giới khủng hoảng, một số tập đoàn Việt Nam lại đầu tư mạnh ra nước ngoài với lý do thị trường trong nước đã trở nên chật chội.

Con số thống kê của Bộ KH&ĐT cho thấy, dòng vốn của các DN trong nước đang được đầu tư ra nước ngoài tương đối lớn: hiện các DN Việt Nam có khoảng 600 dự án ở nước ngoài, với tổng vốn đăng ký lên tới 10 tỷ USD.
 
Trong số những tập đoàn nội địa hăng hái nhất trong việc đầu tư ra nước ngoài, Viettel và Hoàng Anh Gia Lai là những tổ chức đứng đầu. Kể từ năm 2008, khi khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu nổ ra, cả 2 tập đoàn - một nhà nước, một tư nhân - vẫn mở rộng hoạt động ra các thị trường láng giếng như Lào và Campuchia.
 
Tại Lào, Hoàng Anh Gia Lai là một tên tuổi nổi tiếng với nhiều dự án lớn về cao su, mía đường, thủy điện, khai khoáng… với tổng số vốn đầu tư lên tới gần 1 tỷ USD. Tại hội nghị hợp tác đầu tư Việt - Lào tại thủ đô Viêng Chăn ngày 10/9, tập đoàn của bầu Đức vừa ký kết biên bản ghi nhớ 4 dự án lớn với Chính phủ Lào.

Bầu Đức đang trình bày với các nhà đầu tư nước ngoài về dự án cao su (Ảnh: Tiền Phong)

Trong khi đó, Viettel là nhà đầu tư nước ngoài thành công nhất trong lĩnh vực viễn thông tại đây. Chỉ sau chưa đầy 2 năm đầu tư vào mạng di động Unitel (liên doanh của Viettel và Lao Asia Telecom), nhà mạng này đã trở thành công ty số 1 của Lào cả về thị phần thuê bao cũng như hạ tầng mạng.

Nước láng giềng Campuchia cũng là một địa chỉ đầu tư rất thành công của doanh nghiệp Việt Nam ngay trong khủng hoảng. Cũng rót vốn vào đây vào lúc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang thời kỳ khốc liệt nhất, Metfone đã trở thành nhà cung cấp có hạ tầng mạng lớn nhất và chỉ 2 năm sau đã chiếm vị trí số 1 về thị phần thuê bao.


Metfone tại Campuchia (Ảnh: TTXVN)

Bên cạnh Viettel, một tập đoàn tư nhân khác là FPT cũng góp phần vào bức tranh viễn thông sáng sủa mà Campuchia có được nhờ các nhà đầu tư nước ngoài. FPT đã xây dựng kết nối mạng đường trục đến đường biên giới, từ đó cung cấp dung lượng cho các nhà khai thác tại Campuchia và hiện cung cấp gần 50% băng thông quốc tế đến thị trường này.

Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, CEO Trương Đình Anh của FPT đã thừa nhận những cái khó của mình khi tham gia vào thị trường viễn thông di động tại Việt Nam, nhất là vào thời điểm “cuộc cách mạng” 3G, 4G đang bùng nổ mạnh mẽ và “ông lớn” như Viettel, VinaPhone, MobiFone đang chia nhau chiếm lĩnh thị phần. Chính vì thế, FPT chọn Lào và Campuchia như 2 thị trường tiềm năng thay vì chen chân vào thị trường viễn thông đang có dấu hiệu bão hòa, nhất là khi thương vụ mua lại EVN Telecom của FPT đã chính thức đổ bể.

 

Ngoài các thị trường láng giềng, những doanh nghiệp mạnh của Việt Namcòn tìm kiếm cơ hội ở những nơi rất xa và nghèo khó như châu Phi, đặc biệt là cả ở nơi vừa xảy ra thảm họa động đất như Haiti (châu Mỹ). Nhằm xúc tiến đầu tư vào châu Phi, tập đoàn FPT và Công ty 21st Century của Nigeria đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác chiến lược trong lĩnh vực viễn thông, giáo dục và sản xuất thiết bị.

Trong khi đó, bất chấp trận động đất làm hơn 300.000 người chết ở Haiti, Viettel đã khai trương mạng di động chỉ trong vòng hơn 1 năm xây dựng. Trước đó, khó ai tin rằng, Viettel sẽ kiên định với quyết định đầu tư tại đây. Lý do là sau trận động đất thảm khốc nhất lịch sử nhân loại, hơn 90% hạ tầng của  Haiti bị phá hủy hoàn toàn, thủ đô Port-au-Prince gần như bị san phẳng, tình hình kinh tế, chính trị bất ổn…

Vào ngày khai trương 7/9, Natcom (liên doanh mà Viettel chiếm 60% vốn) đã trở thành hãng di động có hạ tầng mạng lớn nhất, với số trạm thu phát sóng lên tới gần 1.000 trạm - nhiều hơn 30% so với nhà cung cấp lớn nhất trước đó là Digicel thực hiện trong 6 năm. 3.000 km cáp quang được Viettel xây dựng mới, phủ đến cấp huyện và gấp 20 lần số cáp quang mà Haiti có trước tháng 9. Liên doanh của Viettel cũng là công ty duy nhất tại Haiti cung cấp đầy đủ dịch vụ viễn thông, và cũng là hãng duy nhất có công nghệ 3G.

Giải thích về lý do kiên định đầu tư ra nước ngoài trong điều kiện kinh tế khó khăn, một lãnh đạo của FPT cho biết: thị trường trong nước đã dần trở nên chật chội nên đi ra nước ngoài là cần thiết để mở rộng quy mô. Có cùng quan điểm với FPT, một Phó tổng giám đốc của Viettel bổ sung: “Ở trong nước, thị trường viễn thông đã gần tới lúc bão hòa và chúng tôi cần tìm hướng đi mới để tăng trưởng. Thêm vào đó, các thị trường dễ dàng đã không còn nữa nên phải chọn các hướng đi khó như châu Phi, châu Mỹ”.

Ông chủ của HAGL, ông Đoàn Nguyên Đức cũng cho biết ông đang nhận được triển vọng tốt lành từ hơn 100.000 ha đất có thể trồng cao su ở ViệtNam, Lào và Campuchia và chỉ đến năm 2014 thì 50.000 ha ca su của ông sẽ thu hoạch với lợi nhuận khổng lồ 450 triệu USD/năm. Theo ông Đức - người vừa được Wall Street Jourrnal bình chọn là một trong 29 doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á - với nguồn vốn ổn định, DN của ông đang đi vững bằng 4 chân: bất động sản, thủy điện, khai khoáng và cao su. Tất nhiên, Lào và Campuchia là thị trường quá tiềm năng cho chiến lược “đi 4 chân” của bầu Đức.

Theo đánh giá của giới làm ăn, đầu tư vào các nước có trình độ phát triển thấp hơn là xu hướng rõ nét trong chiến lược của các DN toàn cầu. Như tại Việt Nam, theo ông T.Obama - Giám đốc điều hành, Chủ tịch Ban quản lý thông tin và phát triển thương mại khu vực châu Á - Thời báo Kinh tế Nikkei (Nhật Bản), kết quả điều tra đối với 130 công ty lớn của Nhật Bản cho thấy, sau trận động đất lịch sử tại Nhật Bản vừa qua, có tới 40% DN đang “nhòm ngó” đầu tư ra nước ngoài và Việt Nam là thị trường hàng đầu họ nghĩ tới.

Xu hướng này cũng bắt đầu được các DN Việt Nam thực hiện và hiệu quả không khó để nhìn thấy. Song theo các DN này, nếu không có 2 yếu tổ cơ bản là vốn và uy tín kinh doanh thì việc “xuất ngoại” khó khăn hơn nhiều lần so với làm ăn trong nước.

Hồng Kỹ

Các bài viết khác

  • /uploads/images/slide/main/ecplaza.jpg
  • /uploads/images/slide/main/koreazinc.jpg
  • /uploads/images/slide/main/daewoo.jpg
  • /uploads/images/slide/main/oil-korea.png
  • /uploads/images/slide/main/goldsun.png
  • /uploads/images/slide/main/cargill-r-h-black-3c.png
  • /uploads/images/slide/main/sgs.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dana-y.png
  • /uploads/images/slide/main/cng.jpg
  • /uploads/images/slide/main/xay-lap-dien-1.png
  • /uploads/images/slide/main/marubeni.jpg
  • /uploads/images/slide/main/tong-cong-ty-thep.jpg
  • /uploads/images/slide/main/formosa(1).png
  • /uploads/images/slide/main/hiep-hoi-thep.png
  • /uploads/images/slide/main/nam-phat.png
  • /uploads/images/slide/main/vinh-phuc.png
  • /uploads/images/slide/main/gang-thep-tuyen-quang.png
  • /uploads/images/slide/main/viet-trung.png
  • /uploads/images/slide/main/bao-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/vcb.png
  • /uploads/images/slide/main/link5.jpg
  • /uploads/images/slide/main/vietin.png
  • /uploads/images/slide/main/vpbank.jpg
  • /uploads/images/slide/main/shinhan(1).png
  • /uploads/images/slide/main/lien-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/ha-hoa.jpg
  • /uploads/images/slide/main/hiep-huong.png
  • /uploads/images/slide/main/gsteel.png
  • /uploads/images/slide/main/link1.jpg
  • /uploads/images/slide/main/thanh-phu.png
  • /uploads/images/slide/main/link2.jpg
  • /uploads/images/slide/main/senco.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link4.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dat-viet.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link3.jpg
  • /uploads/images/slide/main/simco.png
  • /uploads/images/slide/main/thep-ha-noi.png
  • /uploads/images/slide/main/ipc.png
  • /uploads/images/slide/main/thao-hien.png
  • /uploads/images/slide/main/sp-samson.jpg
  • /uploads/images/slide/main/samsung.png
  • /uploads/images/slide/main/smart-timing.png
  • /uploads/images/slide/main/unicoh.png
  • /uploads/images/slide/main/lirbety.png
  • /uploads/images/slide/main/chsteel.jpg
  • /uploads/images/slide/main/yangchen.jpg
  • /uploads/images/slide/main/gwan.jpg