Menu

Dòng vốn lớn bất thường từ khối ngoại

23-08-2009

Việc mua ròng của các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) luôn là động lực hỗ trợ thị trường. Trong 2 tháng qua, khối ngoại đã duy trì tới hơn 30 phiên mua ròng với tổng giá trị lên tới trên 2.500 tỉ đồng.     

P-Notes đã xuất hiện.

Trong khi các quỹ đầu tư nước ngoài lớn có mặt tại Việt Nam hiện nay như VinaCapital, DragonCapital... và nhiều quỹ khác khá im ắng trong hoạt động đầu tư, thì dòng vốn của khối ngoại trên sàn nói trên đến từ đâu?

Theo Công ty chứng khoán TP.HCM (HSC), dòng vốn này đến từ nhiều tập đoàn quốc tế như Citigroup, Deustche Bank... Các tập đoàn này phát hành các chứng chỉ tham gia đầu tư (P-Notes), cho phép NĐTNN tham gia thị trường mà không cần phải vào thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.

P-Notes về cơ bản là một dạng công cụ tài chính phái sinh được phát hành riêng cho NĐTNN tại các thị trường mới nổi, rất phổ biến với các quỹ phòng hộ rủi ro (hedge funds) và những nhà đầu tư ở khu vực khác. Hình thức này giúp NĐTNN dễ dàng đầu tư vào TTCK Việt Nam vào bất kỳ thời điểm nào mà không phải mất thời gian làm các thủ tục đăng ký giao dịch. "Về cơ bản, các ngân hàng đầu tư này đã mua một lượng lớn CP Việt Nam, tập trung vào 10 CP blue-chip, được gói lại thành một sản phẩm phái sinh để bán cho các tổ chức đầu tư nước ngoài. Các sản phẩm này thực chất là một cách đầu tư gián tiếp vào Việt Nam với sự đảm bảo hai chiều, giúp loại bỏ phần lớn rủi ro thanh khoản so với việc nhà đầu tư đầu tư trực tiếp trên thị trường chứng khoán", HSC nhận định. 

Vào nhanh, ra nhanh?

Theo tiến sĩ Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính tại TP.HCM,  các TTCK mới nổi luôn có nhiều cơ hội đầu tư hơn các thị trường đã ổn định, vì thế luôn tạo nên sức hấp dẫn đối với các NĐTNN. Tuy nhiên, để trực tiếp đầu tư thì phải mở tài khoản, phải đổi tiền, phải theo dõi thị trường thường xuyên... và đây là điều không phải NĐTNN nào cũng muốn làm hoặc có thể làm.

Vì vậy, họ có thể chọn hình thức đầu tư thông qua việc mua các P-Notes phát hành từ các tổ chức có uy tín. "Có thể coi đây là một hình thức ủy thác đầu tư, chọn các tổ chức có uy tín và thông qua các tổ chức này để đầu tư vào TTCK Việt Nam" - ông Hiển nói. Ông Hiển cũng cho rằng, nhìn dưới góc độ đầu tư gián tiếp thì đây là một hình thức mới, giúp NĐTNN yên tâm đưa tiền vào Việt Nam. Tuy nhiên, nếu xét dưới góc độ ổn định của thị trường thì dòng vốn này về bản chất là "vào nhanh, ra nhanh" nên sẽ có tác động mạnh lên thị trường, gây những biến động không tốt lên thị trường trong trường hợp NĐTNN rút vốn ào ạt.

Ông Lê Đạt Chí, chuyên gia tài chính tại TP.HCM, cảnh báo hình thức đầu tư thông qua P-Notes đã xuất hiện tại Ấn Độ từ những năm 1992 và gia tăng không ngừng mà không hề chịu bất kỳ sự quản lý nào của cơ quan chức năng của quốc gia này.

Đến năm 2006, tỷ trọng vốn từ phát hành P-Notes trên tổng lượng vốn đầu tư đã giải ngân của các tổ chức đầu tư ở Ấn Độ đã lên mức 52% so với 40% năm trước đó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hơn một nửa trong số 45 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài được giải ngân trên TTCK Ấn Độ hoàn toàn không xác định được chủ thể sở hữu và thụ hưởng quyền.

Quan ngại trước những tác động tiêu cực có thể xảy ra, Ủy ban giao dịch chứng khoán Ấn Độ tuyên bố tiến hành các biện pháp hạn chế P-Notes vào cuối năm 2007 và ngay sau đó, chỉ số SENSEX của Ấn Độ đã sụt giảm gần 9%, mức sụt giảm tồi tệ nhất trong lịch sử hoạt động của thị trường chứng khoán quốc gia này. Đích thân Bộ trưởng Bộ Tài chính Ấn Độ đã phải lên tiếng là Chính phủ Ấn Độ không có ý định cấm tuyệt đối hình thức đầu tư thông qua P-Notes.

"Nếu Việt Nam không nhanh chóng đưa ra những cơ chế quản lý chặt chẽ ngay thời điểm hiện tại; nếu giá trị giao dịch của NĐTNN phục hồi trở lại như ở thời điểm trước khủng hoảng kinh tế và lượng vốn có nguồn gốc từ P-Notes gia tăng; TTCK Việt Nam sẽ phải đối diện với 3 nguy cơ không thể tránh khỏi, đó là sự biến động bất lợi khó dự báo, sự luân chuyển dòng vốn không rõ nguồn gốc và nguy cơ tội phạm rửa tiền" - ông Chí nói.

Theo Thanhnien

Các bài viết khác

  • /uploads/images/slide/main/ecplaza.jpg
  • /uploads/images/slide/main/koreazinc.jpg
  • /uploads/images/slide/main/daewoo.jpg
  • /uploads/images/slide/main/oil-korea.png
  • /uploads/images/slide/main/goldsun.png
  • /uploads/images/slide/main/cargill-r-h-black-3c.png
  • /uploads/images/slide/main/sgs.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dana-y.png
  • /uploads/images/slide/main/cng.jpg
  • /uploads/images/slide/main/xay-lap-dien-1.png
  • /uploads/images/slide/main/marubeni.jpg
  • /uploads/images/slide/main/tong-cong-ty-thep.jpg
  • /uploads/images/slide/main/formosa(1).png
  • /uploads/images/slide/main/hiep-hoi-thep.png
  • /uploads/images/slide/main/nam-phat.png
  • /uploads/images/slide/main/vinh-phuc.png
  • /uploads/images/slide/main/gang-thep-tuyen-quang.png
  • /uploads/images/slide/main/viet-trung.png
  • /uploads/images/slide/main/bao-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/vcb.png
  • /uploads/images/slide/main/link5.jpg
  • /uploads/images/slide/main/vietin.png
  • /uploads/images/slide/main/vpbank.jpg
  • /uploads/images/slide/main/shinhan(1).png
  • /uploads/images/slide/main/lien-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/ha-hoa.jpg
  • /uploads/images/slide/main/hiep-huong.png
  • /uploads/images/slide/main/gsteel.png
  • /uploads/images/slide/main/link1.jpg
  • /uploads/images/slide/main/thanh-phu.png
  • /uploads/images/slide/main/link2.jpg
  • /uploads/images/slide/main/senco.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link4.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dat-viet.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link3.jpg
  • /uploads/images/slide/main/simco.png
  • /uploads/images/slide/main/thep-ha-noi.png
  • /uploads/images/slide/main/ipc.png
  • /uploads/images/slide/main/thao-hien.png
  • /uploads/images/slide/main/sp-samson.jpg
  • /uploads/images/slide/main/samsung.png
  • /uploads/images/slide/main/smart-timing.png
  • /uploads/images/slide/main/unicoh.png
  • /uploads/images/slide/main/lirbety.png
  • /uploads/images/slide/main/chsteel.jpg
  • /uploads/images/slide/main/yangchen.jpg
  • /uploads/images/slide/main/gwan.jpg