Menu

Giá thép xây dựng hôm nay 4/6/2019: Giá thép tại Trung Quốc giảm


Giá thép xây dựng hôm nay 4/6 giảm, giá thanh cốt thép tại Thượng Hải giảm phiên thứ 6 liên tiếp. Giá thép cuộn cán nóng giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tháng.

Giá thép xây dựng thế giới giảm

Giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 1,2% xuống 3.691 CNY (534,4 USD)/tấn, thấp nhất kể từ ngày 15/5/2019.

Giá thép cuộn cán nóng sử dụng trong sản xuất ô tô và thiết bị gia dụng giảm 1,7% xuống 3.557 CNY/tấn, thấp nhất kể từ ngày 4/4/2019.

Ảnh minh họa: internet

Giá thanh cốt thép tại Trung Quốc ngày 4/6/2019 giảm phiên thứ 6 liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất trong 7 tháng, trong khi giá thép cuộn cán nóng chạm mức thấp mới 2 tháng, sau khi nhu cầu mùa vụ suy giảm và các nhà máy thép thúc đẩy sản xuất trong mấy tuần gần đây.

Giá thép giảm, lợi nhuận của các nhà máy thép cũng thu hẹp khiến hoạt động mua nguyên liệu bao gồm quặng sắt chậm lại.

Dự kiến nhu cầu, đặc biệt đối với thanh cốt thép tại Trung Quốc sẽ vẫn yếu trong ngắn hạn, hoạt động xây dựng trong mùa hè chậm lại gây áp lực giá.

Nhà phân tích cấp cao Richard Lu thuộc CRU Group, Bắc Kinh cho biết: “Có một số áp lực giá do nhu cầu mùa vụ suy yếu và sản lượng tại Trung Quốc ở mức cao”.

Mưa tại một số khu vực Trung Quốc và thời tiết tại một số khu vực khác trong thời gian này của năm cũng có nghĩa là hoạt động xây dựng chậm hơn, nhu cầu thanh cốt thép suy giảm.

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Đại Liên duy trì vững ở mức 716 CNY/tấn, bất chấp lo ngại nguồn cung thắt chặt.

Giá than luyện cốc giảm 0,2% xuống 1.374 CNY/tấn, trong khi giá than cốc giảm 0,3% xuống 2.109 CNY/tấn.

Giá quặng sắt được hỗ trợ do dự trữ tại các cảng của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2017.

Thép phế liệu: Thống kê cho biết, trong tháng 4/2019 Nhật Bản đã xuất khẩu 617.000 tấn thép phế liệu, giảm 9,5% so với tháng 4/2018, song tăng 6,6% so với tháng 3/2019, lần đầu tiên đạt 600.000 tấn trong 2 tháng gần đây.

Trong số đó, Hàn Quốc đạt khoảng 370.000 tấn, giảm 18,4% so với tháng 4/2018, Việt Nam đứng thứ 2 với khoảng 170.000 tấn, tăng đáng kể 198% so với tháng 4/2018, Đài Loan (TQ) đứng thứ 3 đạt 53.000 tấn, tăng 20,1% so với tháng 4/2018.

Trong 4 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu thép phế liệu của Nhật Bản đạt 2,39 triệu tấn, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái, với xuất khẩu trung bình tháng đạt 597.000 tấn và dự kiến xuất khẩu hàng năm đạt 7,2 triệu tấn.

Trong số đó, hầu hết xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 1,5 triệu tấn, giảm 4% so với cùng kỳ nặm ngoái, chiếm 62,4% trong tổng số, tiếp theo là Việt Nam đạt 570.000 tấn, chiếm 62,4%, tiếp theo là Đài Loan (TQ) đạt 165.000 tấn chiếm 6,9%.

Thép cuộn cacbon và không gỉ: Yieh Hsing Enterprise Co., Ltd., một trong những nhà sản xuất thép cuộn tại Đài Loan (TQ) cho biết, sẽ giữ giá thép cuộn cacbon và không gỉ không thay đổi trong tháng 6/2019, công ty đã giữ giá không thay đổi trong 9 tháng liên tiếp.

Các nhà máy thép giữ giá phôi thép không thay đổi trong tháng này. Ngoài ra, nhu cầu vẫn yếu và các khách hàng không mua vào mạnh. Bởi vậy, Yieh Hsing quyết định sẽ giữ giá không thay đổi trong tháng này.

Giá sắt, thép trong nước tăng từ 100.000 - 200.000 đồng/tấn

Theo Bộ Công Thương, sau biến động tăng giá điện vào ngày 20/3/2019 và 2 đợt tăng giá xăng dầu trong tháng 4/2019, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành điều chỉnh tăng giá sắt, thép từ 100.000 - 200.000 đồng/tấn.

Thông tin về tình hình sản xuất thép, Bộ Công Thương cho biết, trong tháng 4/2019, hoạt động sản xuất và kinh doanh thép xây dựng tiếp tục giữ ở mức ổn định; tiêu thụ thép tăng do thời tiết thuận lợi, nhiều công trình hạ tầng giao thông và bất động sản đẩy mạnh đầu tư xây dựng. Lượng sắt thép thô ước đạt 1.884 nghìn tấn, tăng 64,6% so với cùng kỳ; lượng thép cán ước đạt 517,9 nghìn tấn, tăng 20,5% so với cùng kỳ; lượng thép thanh, thép góc ước đạt 560,5 nghìn tấn, tăng 5,6% so với cùng kỳ.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2019, lượng sắt thép thô đạt 6.845 nghìn tấn, tăng 67,1% so với cùng kỳ; thép cán đạt 1.970,6 nghìn tấn, tăng 10,1% so với cùng kỳ; thép thanh, thép góc đạt 1.940,3 nghìn tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ.

Nhập khẩu thép các loại trong tháng 4 tăng 17,4% về lượng và 6,1% về trị giá. Tính chung 4 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu thép các loại tăng 10,8% về lượng và 3,9% về trị giá.

Ngành Thép hướng tới công nghệ sản xuất gắn với bảo vệ môi trường

Ngành thép nước ta tiến tới công nghệ loại bỏ hoàn toàn xỉ và các tạp chất, tái tạo nguồn nguyên liệu tái chế với hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn tuần hoàn kép.

Theo Hiệp Hội Thép Việt Nam, tăng trưởng của ngành trong 5 tháng đầu năm 2019 có nhiều kết quả khả quan. Chỉ tính riêng lũy kế thép xây dựng của Pomina tiêu thụ nội địa đã đạt xấp xỉ 400.000 tấn, xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Cannada, khối ASEAN… đạt gần 100.000 tấn, tăng 13% so với cùng kỳ.

Hiệp Hội Thép Việt Nam cho biết, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với thép nhập ngoại hiện nay, bên cạnh sự cạnh tranh về giá thành, hướng đi bền vững tất yếu của ngành thép là không ngừng cải tiến công nghệ, đầu tư các dây chuyền sản xuất hiện đại từ các nước G7, không xả thải ra môi trường.

Nguồn tin: Voh

Các bài viết khác

  • /uploads/images/slide/main/ecplaza.jpg
  • /uploads/images/slide/main/koreazinc.jpg
  • /uploads/images/slide/main/daewoo.jpg
  • /uploads/images/slide/main/oil-korea.png
  • /uploads/images/slide/main/goldsun.png
  • /uploads/images/slide/main/cargill-r-h-black-3c.png
  • /uploads/images/slide/main/sgs.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dana-y.png
  • /uploads/images/slide/main/cng.jpg
  • /uploads/images/slide/main/xay-lap-dien-1.png
  • /uploads/images/slide/main/marubeni.jpg
  • /uploads/images/slide/main/tong-cong-ty-thep.jpg
  • /uploads/images/slide/main/formosa(1).png
  • /uploads/images/slide/main/hiep-hoi-thep.png
  • /uploads/images/slide/main/nam-phat.png
  • /uploads/images/slide/main/vinh-phuc.png
  • /uploads/images/slide/main/gang-thep-tuyen-quang.png
  • /uploads/images/slide/main/viet-trung.png
  • /uploads/images/slide/main/bao-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/vcb.png
  • /uploads/images/slide/main/link5.jpg
  • /uploads/images/slide/main/vietin.png
  • /uploads/images/slide/main/vpbank.jpg
  • /uploads/images/slide/main/shinhan(1).png
  • /uploads/images/slide/main/lien-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/ha-hoa.jpg
  • /uploads/images/slide/main/hiep-huong.png
  • /uploads/images/slide/main/gsteel.png
  • /uploads/images/slide/main/link1.jpg
  • /uploads/images/slide/main/thanh-phu.png
  • /uploads/images/slide/main/link2.jpg
  • /uploads/images/slide/main/senco.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link4.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dat-viet.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link3.jpg
  • /uploads/images/slide/main/simco.png
  • /uploads/images/slide/main/thep-ha-noi.png
  • /uploads/images/slide/main/ipc.png
  • /uploads/images/slide/main/thao-hien.png
  • /uploads/images/slide/main/sp-samson.jpg
  • /uploads/images/slide/main/samsung.png
  • /uploads/images/slide/main/smart-timing.png
  • /uploads/images/slide/main/unicoh.png
  • /uploads/images/slide/main/lirbety.png
  • /uploads/images/slide/main/chsteel.jpg
  • /uploads/images/slide/main/yangchen.jpg
  • /uploads/images/slide/main/gwan.jpg