Menu

Khánh Hòa: Loay hoay xử lý các dự án che lấp tầm nhìn biển


Trong vài năm trở lại đây, nhiều dự án che lấp tầm nhìn biển Nha Trang gây ra nhiều bức xúc trong dư luận. Tuy nhiên, việc xử lý các dự án này đang khiến chính quyền tỉnh Khánh Hòa gặp nhiều khó khăn, thậm chí chưa biết khi nào giải quyết xong…

Khu resort Ana Mandara che lấp tầm nhìn biển tại Nha Trang

Nhiều dự án che lấp tầm nhìn biển

Vịnh Nha Trang là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, là một trong 16 khu bảo tồn biển của Việt Nam và là một trong 29 vịnh đẹp của thế giới. Không chỉ người dân địa phương mà du khách trong lẫn ngoài nước khi đến Nha Trang đã đem lại nguồn thu về du lịch lớn, vốn là một lợi thế của tỉnh Khánh Hòa.

Trong tâm trí người dân TP.Nha Trang, dọc bãi biển Nha Trang là hàng dài cây tỏa bóng mát, bãi biển rất thoáng và sạch sẽ. Người dân du ngoạn có thể phóng tầm mắt ra biển khi đến đây. “Nói đến Nha Trang, người dân và khách du lịch đều biết đến một địa chỉ du lịch nổi tiếng, bãi biển hay vịnh Nha Trang là tài sản không chỉ của người dân nơi đây mà của cả nước”, ông Phạm Văn Chi (Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa) nói.

Qua thời gian, hàng loạt nhà hàng, quán bar như Sailing Club, Louisiane, Four Season, khu resort Ana Mandara... hiện hữu, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên ban tặng. 

Một trong những dự án “đình đám” che lấp tầm nhìn biển phải kể đến dự án Nha Trang Sao do CTCP Nha Trang Sao làm chủ đầu tư. Đây cũng là dự án có nhiều sai phạm nghiêm trọng.

Được biết, dự án Nha Trang Sao được UBND tỉnh Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 3/2012, khởi công đầu năm 2014. Dự án có tổng mức đầu tư 33 triệu USD, được triển khai trên diện tích hơn 103.000 m2, trong đó có trên 44.000 m2 mặt đất, còn lại là mặt nước. 

Hiện dự án này đã bị thu hồi nhưng vịnh Nha Trang (góc đường Phạm Văn Đồng) đã không còn như xưa mà là một bãi đất trống bị đào bới ngổn ngang, phần lấn ra biển trở thành bãi đất hoang.

Trách nhiệm thuộc về người ký phê duyệt dự án

Nhiều ý kiến cho rằng, các công trình che chắn tầm nhìn biển, dù không cấm nhưng người dân và khách du lịch sẽ không đi qua các công trình này mà đi vòng để xuống biển. 

Thực tế này đã được Hội Kiến trúc sư tỉnh Khánh Hòa chỉ ra trong nhiều lần hội thảo và tham mưu với UBND tỉnh Khánh Hòa trong việc giải quyết các dự án che lấp tầm nhìn biển.

Ông Bùi Dũng (Nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư tỉnh Khánh Hòa) cho rằng, việc các dịch vụ dọc bờ biển phát triển là cần thiết để phục vụ nhu cầu tắm biển, vui chơi nhưng cũng đảm bảo thông thoáng, người dân ngắm cảnh quan biển vẫn phải được duy trì. Ông Dũng cũng cho biết, thực chất việc đồng ý cho DN khai thác dịch vụ dọc bờ biển từ các cấp chính quyền không tránh khỏi người dân cảm nhận đó là “khu vực riêng”.

Trao đổi với PLVN, ông Phạm Văn Chi thẳng thắn đưa ra quan điểm: “Bãi biển Nha Trang là tài sản chung của cả nước chứ không chỉ riêng người dân Khánh Hòa. Tuy nhiên, bãi biển Nha Trang hẹp, nếu thêm các dự án dọc công viên bờ biển thì càng dễ phá vỡ cảnh quan biển. Tôi đã từng tham mưu và góp ý với các đồng chí lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa nên xem xét và không cấp phép thêm các dự án phía đông đường Trần Phú để giữ cảnh biển. Có chăng, nên tăng cường các dịch vụ phục vụ cộng đồng bên cạnh những không gian công cộng để người dân thoải mái khi đến đây”.

Theo tìm hiểu của PV, hiện UBND tỉnh Khánh Hòa chưa có chủ trương cho phát sinh thêm những nhà hàng, quán bar cũng như các công trình ở phía đông đường Trần Phú. 

Đối với các dự án có những nhà hàng, quán bar đang tồn tại, tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo phải chỉnh sửa, cải tạo để thông thoáng tầm nhìn ra biển. Hàng loạt lối xuống biển tại các trục đường chính như: Nguyễn Thị Minh Khai, Yersin, Lê Thánh Tôn... luôn phải đảm bảo thông thoáng để người dân và du khách dễ dàng xuống tắm biển, vui chơi. Các dự án bắt buộc phải có lối đi riêng xuống biển dành cho người dân và du khách. 

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Sỹ Khánh (Phó Chủ tịch UBND TP.Nha Trang) cho biết, UBND TP.Nha Trang vừa trình UBND tỉnh Khánh Hòa xem xét, phê duyệt quy hoạch khu vui chơi, giải trí, hoạt động thể thao trên biển và quy định về lắp đặt ghế dù trên bãi biển Nha Trang. Chính quyền TP.Nha Trang cũng nghiêm cấm các DN giăng dây, cắm cờ, chiếm dụng các lối đi xuống biển. 

Dư luận cho rằng, đây chỉ là giải pháp tình thế khi “sự đã rồi” vì nhiều dự án đã xây dựng kiên cố và tồn tại lâu dài. Chính quyền tỉnh Khánh Hòa vẫn loay hoay chưa có giải pháp cụ thể để giải quyết các dự án này.

Trong khi đó, ông Phạm Văn Chi cho rằng, việc các dự án che lấp tầm nhìn biển là trái với chỉ đạo của Thủ tướng (từ nhiệm kỳ trước - PV) nên phải xử lý dẹp bỏ, trả lại bãi biển như hiện trạng ban đầu. “Nếu các dự án che lấp tầm nhìn biển không xử lý được thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về người ký quyết định cho dự án được thành lập”, ông Chi nói.

Bài học từ dự án Phoenix Beach

Cuối tháng 4/2015, Cty TNHH Dewan International Việt Nam (có vốn 90% từ Hồng Kong) tự ý dựng 11 bảng trên chiều dài hơn 4km dọc bờ biển Nha Trang. Trên các bảng này ghi nội dung được viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh: “Khu vực này nằm trong quy hoạch của dự án Phoenix Beach của Cty TNHH Dewan International VN theo quy hoạch đã được phê duyệt số 2786/QĐ-UBND ngày 17/10/2014 của UBND tỉnh Khánh Hòa. Mọi thông tin xin liên hệ chủ đầu tư. Vui lòng không xâm phạm”.

Cách hành xử này bị dư luận và người dân bức xúc, Báo PLVN và hàng loạt các cơ quan báo chí tại Khánh Hòa đã lên tiếng và tìm hiểu. Sau đó, chính quyền và cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa vào cuộc xử lý và kiểu “cát cứ” như trên mới được dẹp bỏ.  Dự án này sau đó cũng đã bị thu hồi.

Nguồn: BPL

Các bài viết khác

  • /uploads/images/slide/main/ecplaza.jpg
  • /uploads/images/slide/main/koreazinc.jpg
  • /uploads/images/slide/main/daewoo.jpg
  • /uploads/images/slide/main/oil-korea.png
  • /uploads/images/slide/main/goldsun.png
  • /uploads/images/slide/main/cargill-r-h-black-3c.png
  • /uploads/images/slide/main/sgs.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dana-y.png
  • /uploads/images/slide/main/cng.jpg
  • /uploads/images/slide/main/xay-lap-dien-1.png
  • /uploads/images/slide/main/marubeni.jpg
  • /uploads/images/slide/main/tong-cong-ty-thep.jpg
  • /uploads/images/slide/main/formosa(1).png
  • /uploads/images/slide/main/hiep-hoi-thep.png
  • /uploads/images/slide/main/nam-phat.png
  • /uploads/images/slide/main/vinh-phuc.png
  • /uploads/images/slide/main/gang-thep-tuyen-quang.png
  • /uploads/images/slide/main/viet-trung.png
  • /uploads/images/slide/main/bao-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/vcb.png
  • /uploads/images/slide/main/link5.jpg
  • /uploads/images/slide/main/vietin.png
  • /uploads/images/slide/main/vpbank.jpg
  • /uploads/images/slide/main/shinhan(1).png
  • /uploads/images/slide/main/lien-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/ha-hoa.jpg
  • /uploads/images/slide/main/hiep-huong.png
  • /uploads/images/slide/main/gsteel.png
  • /uploads/images/slide/main/link1.jpg
  • /uploads/images/slide/main/thanh-phu.png
  • /uploads/images/slide/main/link2.jpg
  • /uploads/images/slide/main/senco.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link4.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dat-viet.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link3.jpg
  • /uploads/images/slide/main/simco.png
  • /uploads/images/slide/main/thep-ha-noi.png
  • /uploads/images/slide/main/ipc.png
  • /uploads/images/slide/main/thao-hien.png
  • /uploads/images/slide/main/sp-samson.jpg
  • /uploads/images/slide/main/samsung.png
  • /uploads/images/slide/main/smart-timing.png
  • /uploads/images/slide/main/unicoh.png
  • /uploads/images/slide/main/lirbety.png
  • /uploads/images/slide/main/chsteel.jpg
  • /uploads/images/slide/main/yangchen.jpg
  • /uploads/images/slide/main/gwan.jpg