Menu

Khối ngoại vẫn 'đổ' ròng hơn 10.800 tỷ đồng vào thị trường chứng khoán Việt Nam 9 tháng đầu năm

 


Khối ngoại sàn HoSE mua ròng 10.270 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nhưng chủ yếu đến từ giao dịch thỏa thuận. 
Nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh thì VIC bị khối ngoại bán ròng 92,5 tỷ đồng.
VJC bị bán ròng mạnh nhất thị trường với giá trị đạt trên 2.227 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9, VN-Index đứng ở mức 996,56 điểm, tăng 11,65% so với thời điểm cuối năm trước. UPCoM-Index tăng 7,5% lên 56,78 điểm. Trong khi đó, HNX-Index tăng nhẹ 0,79% lên 105,05 điểm. 

Thị trường chủ yếu tăng điểm trong khoảng hơn 2 tháng đầu năm, sau đó, các chỉ số đều rơi vào trạng thái biến động giằng co tích lũy với những phiên tăng giảm điểm đan xen. VN-Index trong 9 tháng có một số thời điểm kiểm định lại mốc 1.000 nhưng đều không thành công.

Điểm nhấn của thị trường trong 9 tháng qua là việc khối ngoại vẫn duy trì trạng thái mua ròng rất mạnh. Tính chung trên cả ba sàn giao dịch, khối ngoại mua vào 3,3 tỷ cổ phiếu, trị giá 137.391 tỷ đồng, trong khi bán ra 3,3 tỷ cổ phiếu, trị giá 126.576 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt 11,3 triệu cổ phiếu, nhưng tính về giá trị họ mua ròng 10.815 tỷ đồng.

Trên sàn HoSE, khối ngoại mua ròng 10.270 tỷ đồng dù vậy mức mua ròng này vẫn giảm đến 68% so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng khối lượng mua ròng 40 triệu cổ phiếu. Khối ngoại sàn HoSE mua ròng chủ yếu trong 7 tháng đầu năm sau đó bán ròng trở lại ở tháng 8 và 9. Dù vậy, nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh, khối ngoại sàn này mua ròng 602 tỷ đồng.

Đơn vị tính: Tỷ đồng.

Đứng đầu danh sách mua ròng sàn HoSE là VIC với giá trị lên đến 6.553 tỷ đồng (57,4 triệu cổ phiếu), tuy nhiên, khối ngoại mua vào cổ phiếu VIC trong thời gian ra chủ yếu đến từ phương thức thỏa thuận với 6.645,5 tỷ đồng (58,7 triệu cổ phiếu). Như vậy, nếu loại trừ đi giao dịch thỏa thuận thì VIC bị bán ròng 92,5 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận của VIC chủ yếu cho Tập đoàn SK (Hàn Quốc) mua vào.  Ngày 16/5, Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn SK chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược. Trong đó, SK đăng ký mua 154,3 triệu cổ phiếu phát hành theo phương án chào bán riêng lẻ từ Vingroup và mua lại 51,4 triệu cổ phiếu thứ cấp từ VinCommerce, với giá trung bình là 113.000 đồng/cổ phiếu. Tổng giá trị giao dịch khoảng 23.300 tỷ đồng, tương ứng 1 tỷ USD.

Tương tự như VIC, khối ngoại cũng mua ròng mạnh MSN thông qua phương thức thỏa thuận với 1.800 tỷ đồng. Tinh chung cả giao dịch khớp lệnh, MSN được mua ròng 2.600 tỷ đồng. Tiếp sau đó, VCB cũng được mua ròng 1.570 tỷ đồng. CCQ ETF nội E1VFVN30  được mua ròng 1.881 tỷ đồng.

Chiều ngược lại, VJC đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại sàn HoSE với giá trị lên đến 2.227 tỷ đồng. Trái ngược hoàn toàn với cổ phiếu của công ty mẹ, VHM bị khối ngoại bán ròng mạnh với 1.145 tỷ đồng. 

Ở sàn HNX, khối ngoại vẫn bán ròng 731 tỷ đồng (giảm 9% so với cùng kỳ), tương ứng khối lượng bán ròng 48,2 triệu cổ phiếu.

Đơn vị tính: Tỷ đồng.

Khối ngoại trên HNX mua ròng mạnh nhất mã PVI với giá trị đạt 406,7 tỷ đồng. Hai mã CDN và PVS được khối ngoại mua ròng lần lượt 401,2 tỷ đồng và 207 tỷ đồng. Trong khi đó, VGC bị bán ròng mạnh nhất sàn này với 1.098 tỷ đồng. Vào khoảng tháng 2, nhóm quỹ Dragon Capital thoái gần 10% vốn VGC cho nhà đầu tư trong nước. Tổng giá trị chuyển nhượng thỏa thuận ước tính hơn 887 tỷ đồng. Trong khi đó, công ty TNHH Thiết bị điện Gelex thông báo mua 27 triệu cổ phiếu VGC trong phiên 26/2 để nắm giữ hơn 6% vốn. Thiết bị điện Gelex là công ty con thuộc sở hữu của Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (Gelex - HoSE: GEX). Tổng sở hữu của nhóm Gelex sau giao dịch trên gần 44 triệu cổ phiếu, tương ứng với 9,8% vốn Viglacera. SHS và CEO bị bán ròng lần lượt 114,2 tỷ đồng và 102,3 tỷ đồng.

Còn tại sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 1.276 tỷ đồng (giảm 24% so với cùng kỳ), nhưng tính về khối lượng khối ngoại bán ròng 2,6 triệu cổ phiếu.

Đơn vị tính: Tỷ đồng.

Các cổ phiếu được khối ngoại sàn UPCoM mua ròng mạnh có MPC, QNS và VTP. Trong đó, MPC dẫn đầu danh sách này với 501 tỷ đồng. QNS và VTP được mua ròng lần lượt 470 tỷ đồng và 430 tỷ đồng. Trong khi đó, IDC bị bán ròng mạnh nhất với 629 tỷ đồng. BRS tiếp tục bị bán ròng 201 tỷ đồng. Trước đó trong năm 2018, BSR bị khối ngoại bán ròng liên tiếp kể từ khi lên đăng ký giao dịch sàn UPCoM với tổng giá trị hơn 1.138 tỷ đồng.

Vào 28/6, thị trường chứng quyền có bảo đảm (CW) đã chính thức vận hành. Trong khoảng hơn 3 tháng giao dịch, khối ngoại liên tục duy trì trạng thái bán ròng trên thị trường này. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng hơn 13,5 tỷ đồng kể từ khi vận hành thị trường CW, tương ứng khối lượng bán ròng là 13 triệu cq.

Nguồn: NDH

Các bài viết khác

  • /uploads/images/slide/main/ecplaza.jpg
  • /uploads/images/slide/main/koreazinc.jpg
  • /uploads/images/slide/main/daewoo.jpg
  • /uploads/images/slide/main/oil-korea.png
  • /uploads/images/slide/main/goldsun.png
  • /uploads/images/slide/main/cargill-r-h-black-3c.png
  • /uploads/images/slide/main/sgs.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dana-y.png
  • /uploads/images/slide/main/cng.jpg
  • /uploads/images/slide/main/xay-lap-dien-1.png
  • /uploads/images/slide/main/marubeni.jpg
  • /uploads/images/slide/main/tong-cong-ty-thep.jpg
  • /uploads/images/slide/main/formosa(1).png
  • /uploads/images/slide/main/hiep-hoi-thep.png
  • /uploads/images/slide/main/nam-phat.png
  • /uploads/images/slide/main/vinh-phuc.png
  • /uploads/images/slide/main/gang-thep-tuyen-quang.png
  • /uploads/images/slide/main/viet-trung.png
  • /uploads/images/slide/main/bao-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/vcb.png
  • /uploads/images/slide/main/link5.jpg
  • /uploads/images/slide/main/vietin.png
  • /uploads/images/slide/main/vpbank.jpg
  • /uploads/images/slide/main/shinhan(1).png
  • /uploads/images/slide/main/lien-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/ha-hoa.jpg
  • /uploads/images/slide/main/hiep-huong.png
  • /uploads/images/slide/main/gsteel.png
  • /uploads/images/slide/main/link1.jpg
  • /uploads/images/slide/main/thanh-phu.png
  • /uploads/images/slide/main/link2.jpg
  • /uploads/images/slide/main/senco.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link4.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dat-viet.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link3.jpg
  • /uploads/images/slide/main/simco.png
  • /uploads/images/slide/main/thep-ha-noi.png
  • /uploads/images/slide/main/ipc.png
  • /uploads/images/slide/main/thao-hien.png
  • /uploads/images/slide/main/sp-samson.jpg
  • /uploads/images/slide/main/samsung.png
  • /uploads/images/slide/main/smart-timing.png
  • /uploads/images/slide/main/unicoh.png
  • /uploads/images/slide/main/lirbety.png
  • /uploads/images/slide/main/chsteel.jpg
  • /uploads/images/slide/main/yangchen.jpg
  • /uploads/images/slide/main/gwan.jpg