Menu

Ngành Thép đối mặt với nhiều thách thức


Dù có sự tăng trưởng tốt trong năm 2018, nhưng năm 2019, ngành Thép Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức từ sự cạnh tranh gay gắt của thép nhập khẩu. Cùng với đó là khó khăn do tác động từ "cuộc chiến" thương mại Mỹ - Trung. Do vậy, để tạo sự bền vững cho phát triển đòi hỏi sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Các doanh nghiệp ngành Thép cần chủ động nguồn nguyên liệu để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Năm 2018, mặt bằng giá thép tại Việt Nam tăng khá nhanh và duy trì ở mức trên 13 triệu đồng/tấn trong nửa cuối năm 2018, cao hơn so với mặt bằng cùng kỳ khoảng 15% nhờ hưởng lợi từ chính sách cắt giảm mùa đông tại Trung Quốc kéo dài. Trong khi đó, giá nguyên liệu quặng sắt giữ mức ổn định trong biên độ 60-70 USD/tấn đã tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

Thông tin từ Bộ Công Thương cho thấy, ngành Thép năm 2018 duy trì đà tăng trưởng với mức tăng khoảng 20% so với năm 2017, trong đó sản xuất thép xây dựng tăng trưởng 10%, thép lá cuộn cán nguội tăng 5%, thép ống hàn tăng 15% và sản xuất tôn mạ, sơn phủ màu tăng 12%; sản xuất thép cuộn cán nóng tăng mạnh nhất với 154% so với năm trước. Có được tăng trưởng này do nền kinh tế trong nước duy trì ổn định, nhiều dự án hạ tầng, xây dựng, bất động sản được triển khai trong năm 2018. Đặc biệt, giải ngân vốn đầu tư công đã được Chính phủ chú trọng triển khai ngay từ những tháng đầu năm, tạo tiền đề tốt cho tăng trưởng của ngành.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, mặc dù có sự tăng trưởng tốt trong năm 2018, nhưng trên thực tế, ngành Thép đang tiếp tục phải cạnh tranh gay gắt với thép nhập khẩu thâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam. Nhận định về điều này, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Sơn cho biết, sự gia tăng xuất khẩu của một số nước, trong đó có Trung Quốc sẽ tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các chuyên gia ngành Thép thì cảnh báo nguy cơ sản phẩm thép Trung Quốc thừa nguồn cung trong nước và giá thấp sẽ chuyển vào Việt Nam trong thời gian tới. Bởi, đây là quốc gia xuất khẩu thép lớn nhất thế giới, nhưng đầu ra đang bị dư thừa và nghẽn lại dưới các chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia... Điều này đồng nghĩa một lượng thép dư thừa (dự báo tình hình dư thừa này có thể tiếp tục trong 3 năm tới) của Trung Quốc đã, sẽ tràn vào Việt Nam, gây mất cân đối cung cầu.

Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết thêm, thép Việt là một trong những ngành chịu nhiều áp lực nhất từ phòng vệ thương mại. Vì thế, trong thời gian tới, tác động từ "cuộc chiến" thương mại Mỹ - Trung sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp thép trong nước. Thép Trung Quốc có khả năng sẽ tìm cách đẩy mạnh vào thị trường Việt Nam thời gian tới. “Để đứng vững và phát triển đòi hỏi sự nỗ lực của doanh nghiệp Việt Nam để nâng cao chất lượng sản phẩm, có nguồn gốc rõ ràng nhằm tạo thuận lợi trong xuất khẩu sang thị trường khác, tránh việc bị áp thuế không đáng có” - ông Sưa chia sẻ.

Theo Bộ Công Thương, với những khó khăn mà ngành Thép Việt đang phải đối mặt, hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh, tự chủ các nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước, nỗ lực khép kín từ khâu đầu vào đến sản xuất. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần cảnh giác với việc hàng Trung Quốc núp bóng, lấy thị trường Việt Nam làm chỗ “né” xuất xứ rồi xuất khẩu sang Mỹ…

Nguồn tin: Hà nội mới

Các bài viết khác

  • /uploads/images/slide/main/ecplaza.jpg
  • /uploads/images/slide/main/koreazinc.jpg
  • /uploads/images/slide/main/daewoo.jpg
  • /uploads/images/slide/main/oil-korea.png
  • /uploads/images/slide/main/goldsun.png
  • /uploads/images/slide/main/cargill-r-h-black-3c.png
  • /uploads/images/slide/main/sgs.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dana-y.png
  • /uploads/images/slide/main/cng.jpg
  • /uploads/images/slide/main/xay-lap-dien-1.png
  • /uploads/images/slide/main/marubeni.jpg
  • /uploads/images/slide/main/tong-cong-ty-thep.jpg
  • /uploads/images/slide/main/formosa(1).png
  • /uploads/images/slide/main/hiep-hoi-thep.png
  • /uploads/images/slide/main/nam-phat.png
  • /uploads/images/slide/main/vinh-phuc.png
  • /uploads/images/slide/main/gang-thep-tuyen-quang.png
  • /uploads/images/slide/main/viet-trung.png
  • /uploads/images/slide/main/bao-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/vcb.png
  • /uploads/images/slide/main/link5.jpg
  • /uploads/images/slide/main/vietin.png
  • /uploads/images/slide/main/vpbank.jpg
  • /uploads/images/slide/main/shinhan(1).png
  • /uploads/images/slide/main/lien-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/ha-hoa.jpg
  • /uploads/images/slide/main/hiep-huong.png
  • /uploads/images/slide/main/gsteel.png
  • /uploads/images/slide/main/link1.jpg
  • /uploads/images/slide/main/thanh-phu.png
  • /uploads/images/slide/main/link2.jpg
  • /uploads/images/slide/main/senco.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link4.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dat-viet.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link3.jpg
  • /uploads/images/slide/main/simco.png
  • /uploads/images/slide/main/thep-ha-noi.png
  • /uploads/images/slide/main/ipc.png
  • /uploads/images/slide/main/thao-hien.png
  • /uploads/images/slide/main/sp-samson.jpg
  • /uploads/images/slide/main/samsung.png
  • /uploads/images/slide/main/smart-timing.png
  • /uploads/images/slide/main/unicoh.png
  • /uploads/images/slide/main/lirbety.png
  • /uploads/images/slide/main/chsteel.jpg
  • /uploads/images/slide/main/yangchen.jpg
  • /uploads/images/slide/main/gwan.jpg