Menu

Nhập khẩu thép giá rẻ khiến thị trường dư thừa

18-03-2013

 DN nhập thép giá rẻ trốn tránh theo cách khai thép nhập khẩu là hợp kim để có mức thuế 0%. 

Trong khi lượng thép sản xuất trong nước còn đang tồn kho lên tới hơn 300 nghìn tấn, thì nhiều doanh nghiệp vẫn ồ ạt nhập khẩu thép. Dẫu biết rằng, việc nhập các loại thép mà trong nước chưa sản xuất được là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc nhập khẩu các loại thép trong nước đang dư thừa, đặc biệt là thép giá rẻ đang gây nhiều tác động đến sản xuất thép trong nước.

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Đài TNVN phỏng vấn ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam.

Phóng viên: Thưa ông, được biết hiện nay, lượng thép trong nước tồn kho rất lớn, trong khi đó, nhập khẩu thép lại tăng lên. Ông có thể cho biết tình hình cụ thể?

Ông Nguyễn Tiến Nghi: Về tình hình nhập khẩu, trong mấy năm nay, chúng ta vẫn nhập những sản phẩm trong nước chưa sản xuất được như cán tấm nóng 1 năm phải nhập 3 tỷ USD với 3 triệu tấn. Thép đặc biệt như thép hợp kim, thép chế tạo hoặc nguyên liệu cho sản xuất như thép phế nhập tới 70 - 80% theo nhu cầu thị trường với hơn 3,5 triệu tấn trong năm 2012. Tuy nhiên, có những sản phẩm mà trong nước dư thừa như thép xây dựng vẫn được nhập vào. Nếu như nhập thép xây dựng vẫn có thuế cao từ 5 - 10% nhưng họ trốn tránh theo cách khai thép nhập khẩu là hợp kim để có mức thuế 0%. Chủ yếu là thép Trung Quốc chứa vi lượng Bo được xác định là thép hợp kim nên được hưởng thuế 0%. 

Hiện, thép xây dựng trong nước sản xuất được và đang dư thừa, nên nếu nhập vào thì là vô lý, ảnh hưởng thị trường, chiếm thị phần trong nước. Khi nhập khẩu làm giảm thị phần trong nước. Thép dây ở Việt Nam cơ cấu 20 - 25% mà giờ tụt xuống dưới 20% có nghĩa là thép nước ngoài đã chiếm mất thị phần và buộc doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh được với giá ấy phải giảm sản lượng, hoặc chuyển sản xuất mặt hàng khác, chiếm thị trường của mình làm doanh nghiệp phải chuyển cơ cấu sản xuất khác, không sản xuất các sản phẩn ấy nữa.

Phóng viên: Mặc dù tình trạng này đã xuất hiện từ lâu nhưng vì sao vẫn chưa có giải pháp khắc phục? Phải chăng chính sách quản lý nhập khẩu còn lỏng lẻo và chưa bảo vệ hàng sản xuất trong nước?

Ông Nguyễn Tiến Nghi: Việc gian lận thương mại như vậy không riêng gì Việt Nam mà ở cả các nước Đông Nam Á cũng rất nóng lòng về việc này. Hiện thép Trung Quốc nhập vào rẻ hơn 300.000-500.000 đồng/tấn. Người bán hàng không nói đây là hàng Trung Quốc mà người dân lại thấy rẻ nên mua, rất khó kiểm soát. Đây là vấn đề rất khó vì thực chất là họ né từ thép xây dựng sang hợp kim, thực chất là trốn thuế từ 5% xuống 0%. Thứ hai, ta có quy định nguyên tố Bo từ 8 phần nghìn là thép hợp kim, nếu thay đổi phải thay cả quy đinh này. Rất khó để thay đổi ngay trong một thời gian, vì còn liên quan đến quy chuẩn thế giới.

Phóng viên: Vậy cần phải có giải pháp như thế nào để ngăn chặn hình thức gian lận thương mại như thế này, bảo vệ sản xuất trong nước, thưa ông?

Ông Nguyễn Tiến Nghi: Hiện chúng tôi đang phối hợp với các nước Đông Nam Á để đưa ra 1 chuẩn pháp lý. Còn với quản lý nhà nước thì cơ quan Hải quan phải vào cuộc. Lãnh đạo hiệp hội cũng đề nghị với Hải quan là các khách hàng nhập thép về thì phải đề nghị họ khai báo đúng mác nhập khẩu. Chúng tôi cung cấp một số mác thép hợp kim của Trung Quốc, nếu nhập mác nào thì phải cung cấp rõ số mác ấy, không thể nói chung chung như hiện nay. Phân tích nguyên tố Bo vi lượng rất nhỏ nhiều khi không có máy để làm được. Cho nên phải kiểm tra việc nhập khẩu kê khai đúng thì mới kiểm soát được. Thứ hai, giá thép hợp kim không có giá 600 - 700 USD/tấn mà phải 950 – 1000 USD/tấn. Thép hợp kim thì không bao giờ đưa đi xây dựng vì với mức giá như vậy, giá quá cao nên cần phải có hậu kiểm, tức là kiểm tra xem thép khi nhập về thì sử dụng vào việc gì, đi theo đường nào, hướng nào, để giảm bớt tình trạng này./.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông!/.

Nguồn tin: VOV

Các bài viết khác

  • /uploads/images/slide/main/ecplaza.jpg
  • /uploads/images/slide/main/koreazinc.jpg
  • /uploads/images/slide/main/daewoo.jpg
  • /uploads/images/slide/main/oil-korea.png
  • /uploads/images/slide/main/goldsun.png
  • /uploads/images/slide/main/cargill-r-h-black-3c.png
  • /uploads/images/slide/main/sgs.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dana-y.png
  • /uploads/images/slide/main/cng.jpg
  • /uploads/images/slide/main/xay-lap-dien-1.png
  • /uploads/images/slide/main/marubeni.jpg
  • /uploads/images/slide/main/tong-cong-ty-thep.jpg
  • /uploads/images/slide/main/formosa(1).png
  • /uploads/images/slide/main/hiep-hoi-thep.png
  • /uploads/images/slide/main/nam-phat.png
  • /uploads/images/slide/main/vinh-phuc.png
  • /uploads/images/slide/main/gang-thep-tuyen-quang.png
  • /uploads/images/slide/main/viet-trung.png
  • /uploads/images/slide/main/bao-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/vcb.png
  • /uploads/images/slide/main/link5.jpg
  • /uploads/images/slide/main/vietin.png
  • /uploads/images/slide/main/vpbank.jpg
  • /uploads/images/slide/main/shinhan(1).png
  • /uploads/images/slide/main/lien-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/ha-hoa.jpg
  • /uploads/images/slide/main/hiep-huong.png
  • /uploads/images/slide/main/gsteel.png
  • /uploads/images/slide/main/link1.jpg
  • /uploads/images/slide/main/thanh-phu.png
  • /uploads/images/slide/main/link2.jpg
  • /uploads/images/slide/main/senco.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link4.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dat-viet.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link3.jpg
  • /uploads/images/slide/main/simco.png
  • /uploads/images/slide/main/thep-ha-noi.png
  • /uploads/images/slide/main/ipc.png
  • /uploads/images/slide/main/thao-hien.png
  • /uploads/images/slide/main/sp-samson.jpg
  • /uploads/images/slide/main/samsung.png
  • /uploads/images/slide/main/smart-timing.png
  • /uploads/images/slide/main/unicoh.png
  • /uploads/images/slide/main/lirbety.png
  • /uploads/images/slide/main/chsteel.jpg
  • /uploads/images/slide/main/yangchen.jpg
  • /uploads/images/slide/main/gwan.jpg