Menu

Nhật Bản ra mắt quỹ đầu tư 100 triệu USD tại Việt Nam


ACA - công ty vốn cổ phần tư nhân (PE) Nhật Bản đang đặt cược lớn hơn vào Việt Nam với quỹ đầu tiên trị giá 100 triệu USD bên cạnh 4 thương vụ hiện tại.

"Vòng gọi vốn đầu sẽ hoàn tất vào khoảng tháng 9 và vòng cuối đóng trong năm tới", Giám đốc Đầu tư Hiroyuki Ono của ACA trả lời Deal Street Asia hôm thứ ba (24/4).

Quỹ này sẽ mở trong 5 năm và tập trung vào ngành bán lẻ và hậu cần.Theo Ono, công ty đặt mục tiêu huy động khoảng 40% vốn từ các tập đoàn Nhật Bản và phần còn lại là từ các quỹ quốc gia và nhà đầu tư tài chính.

Ông Ono ở sự kiện khởi nghiệp Navigate tháng 1. (Nguồn: The Leader)

ACA thường không cấu trúc các quỹ như một công ty PE truyền thống mà gọi vốn theo từng giao dịch. QuỹViệt Nam sẽ đánh dấu lần đầu tiên công ty Nhật đi theo "lối cũ" trong khu vực. Công ty dự kiến sẽ có 5-6 vụ đầu tư cho các công ty vừa và nhỏ, với mức vốn dao động từ 15 triệu đến 20 triệu USD.

Vào châu Á 6 năm trước, ACA đã phân bổ 40 triệu USD tại Việt Nam và đang tìm cách phát triển ở các thị trường khác trong khu vực. Bước đi này được đưa ra trong bối cảnh đất nước đang thu hút một lượng vốn lớntừ các công ty cổ phần tư nhân toàn cầu cũng như các quỹ quốc gia.

Đầu tuần này, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa khởi động đợt IPO lớn nhất nước với kế hoạch gọi 922 triệu USD với quỹ Chính phủ Singapore (GIC) và quỹ Fidelity của Mỹ đều đang đàm phán để trở thành nhà đầu tư chủ chốt. Tháng trước, tập đoàn Warburg Pincus cũng đạt được thỏa thuận đầu tư hơn 370 triệu USD vào ngân hàng, đánh dấu khoản đầu tư cổ phần tư nhân lớn nhất tại Việt Nam.

Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn ông Ono.

Cấu trúc của ACA là gì? Các khoản đầu tư của hãng ở Đông Nam Á có thông qua một quỹ duy nhất không? Và nếu có, cấu trúc của quỹ này là gì?

Sau khi đầu tư vào danh mục của Nhật Bản, chúng tôi nhận ra rằng các công ty đang thâm nhập vào châu Á nhưng không thể làm điều này nếu không có mạng lưới. Chúng tôi muốn chuyển đến Singapore và hoạt động như một trung tâm nghiên cứu để tạo sự khác biệt với những quỹ lớn.

Ở Singapore, bạn có thể thâm nhập vào các thị trường khác trong khu vực. ACA không phải là một cấu trúc vốn PE điển hình mà gọi vốn theo từng thỏa thuận. Theo công ty quản lý của chúng tôi, chúng tôi có cả GPriêng (thành viên chung) và cấu trúc GP-LP (thành viên góp vốn) cho mỗi qũy. Đó là lý do tại sao chúng tôi luôn có cơ hội và cho mỗi quốc gia, chúng tôi có các GP khác nhau.

Đối với Việt Nam, tôi có 4 khoản đầu tư với 40 triệu USD tài sản nhưng được quản lý theo 3 quỹ khác nhau.

Ông kêu gọi đầu tư cho mỗi quỹ bằng cách nào?

Tất cả các nhà đầu tư của chúng tôi là những cá nhân và văn phòng gia đình có nhiều tài sản. Một số là người Nhật Bản.

Kích thước của những quỹ này là bao nhiêu?

Chúng tôi thương lượng từng thỏa thuận dựa trên nhu cầu của nhà đầu tư. Với một công ty Nhật Bản hoạt động tại Singapore và có giao dịch tại Việt Nam hoặc Malaysia, nếu bạn không có thành tích, họ có thể không muốn đầu tư.

Đó là lý do tại sao động thái tiếp theo của chúng tôi sau khi đóng một thỏa thuận là một quỹ tập trung vào bán lẻ và hậu cần ở Việt Nam trị giá 100 triệu USD. Lần này tôi đang cố gắng mời được các tập đoàn lớn và nhà đầu tư tổ chức trong khu vực đã và đang quan tâm đến chiến lược của chúng tôi.

Đây có phải là mô hình PE thông thường không?

Tôi sẽ giữ quỹ trong 5 năm. 7 đến 10 năm là quá dài đối với một thị trường mới nổi. Trong 6 năm của tôi ở Việt Nam, tôi đã thấy 2 chu kỳ rồi. Chúng tôi luôn muốn chắc chắn về việc thoái vốn trước. Tôi tin vào các vụ bán cổ phần chứ không phải IPO.

Chúng tôi đang cố gắng tìm kiếm cơ hội tăng trưởng vốn tại Việt Nam, nơi chúng tôi có công ty và có thể kết nối ban quản lý với mạng lưới của ACA để tăng doanh thu. Các công ty Nhật Bản cũng có thể mang sản phẩm vào Việt Nam thông qua các nền tảng này.

Ông có đang gọi vốn cho quỹ Việt Nam không và mốc thời gian cho đợt đóng quỹ đầu tiên hay cuối cùng là bao giờ?

Lần đóng quỹ đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 9 năm nay và cuối cùng sẽ trong năm tới.

Mức độ cạnh tranh trong phân khúc giữa thị trường ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

Một vài tên tuổi như Mekong Capital, VinaCapital và các công ty khác đã có mặt trên thị trường trong nhiều năm. Nhóm này sẽ chọn quy mô thỏa thuận 100-200 triệu USD, mà tôi nghĩ là một phân khúc giới hạn. Quy mô của chúng tôi là 15 triệu đến 20 triệu USD/thỏa thuận và có thể lên đến 30 triệu USD.

Ông nghĩ gì về định giá ở Việt Nam?

Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hiện tại, đối với một số lĩnh vực phát triển nhanh như thương mại điện tử và bán lẻ, định giá đang cao hơn nhiều so với trước đây. Đây cũng là vì những quỹ khác đã giúp các dự án khởi nghiệp hiểu cách tăng giá trị.

Chúng tôi may mắn với 4 khoản đầu tư vừa qua. Chúng tôi có một mức định giá hợp lý để làm mốc cho tương lai. Đối với ACA, điều quan trọng là quỹ tiếp theo phải có các điều khoản tốt hơn.

Ông có xem xét các thị trường khác ở Đông Nam Á không hay chỉ Việt Nam?

Chúng tôi quyết định chỉ tập trung vào Việt Nam. Tốt hơn là nên thành công ở một quốc gia. Lý do chúng tôi chọn đất nước là kích thước, nhân khẩu học và những yếu tố khác tương tự Nhật Bản những năm 1970. Các sản phẩm của Nhật hoạt động tốt ở đây.

Về phần ACA, chúng tôi đang xem xét các thị trường khác với những người quản lý tập trung vào vốn đầu tư mạo hiểm (VC) hoặc sản phẩm tài chính có cấu trúc. Giống như Malaysia và Thái Lan thiên về VC còn Singapore là PE và trước IPO. Việt Nam cũng đang trong một chu kỳ có bong bóng niêm yết, do đó bị loại trừ.

Tại sao ông nhận định như vậy? Ông có coi giao dịch thứ cấp và bán cổ phần như các phương án thoái vốn không?

Hoạt động niêm yết đang thiên về cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và Chính phủ đóng vai trò chính. Chúng tôi cũng nghe là sắp có thêm nhiều đợt cổ phần hóa. Một quá trình IPO lành mạnh cần có nhiều nhà đầu tư tổ chức hơn và mọi người phải tỏ ra quan tâm hơn đến thị trường này. Giao dịch thứ cấp là một lựa chọn rất thực tế. Chúng tôi cũng sẽ xem xét bán cổ phần như một lựa chọn thoái vốn.

Ông có xem xét đầu tư 5-10 triệu USD vào một số thương vụ cổ phần hóa nhỏ hơn ở Việt Nam không?

Cổ phần hoá là mảng chúng tôi sẽ tránh xa. Nếu tôi thực sự muốn theo trào lưu này, chúng tôi sẽ cần một đối tác trong nước.

Ông nghĩ gì về hợp tác đầu tư tại Việt Nam?

Một thương vụ hợp tác đầu tư mà chúng tôi đang làm là phát triển bất động sản với EXS Capital. Chúng tôi có thể cân nhắc các khoản đầu tư khác.

Với thanh khoản có sẵn và các GP và LP đang quan tâm đến thị trường, giao dịch sẽ diễn ra như thế nào?

Tùy thuộc vào chất lượng. Việt Nam đã và đang có một danh sách dài giao dịch. 3/4 thương vụ mà chúng tôi từng thực hiện đều trên cơ sở độc quyền. Trong một thỏa thuận, chúng tôi đã cạnh tranh với 6-7 quỹ cổ phần tư nhân khác.

Chúng tôi sử dụng cấu trúc quỹ như công cụ với 40% nhà đầu tư là các công ty Nhật Bản, 30% là quỹ quốc gia và và còn lại sẽ là nhà đầu tư tài chính.

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) mà ông đặt mục tiêu cho quỹ là bao nhiêu? Rủi ro tiền tệ cũng rất quan trọng ở Việt Nam, ông có sử dụng vốn bằng USD không?

Là một công ty đầu cơ chuyên nghiệp, chúng tôi gây quỹ bằng USD nhưng đầu tư bằng VND. Chúng tôi đang tính đến 30-35% IRR, mang lại lợi nhuận 3x đến 3,5x trong 5 năm. Về đồng USD và VND, sự tăng giá sẽ tốt hơn.Tăng trưởng đang cải thiện và chúng tôi hy vọng rằng sẽ duy trì ở mức hiện tại ít nhất 3 năm.

Ông có xem xét tài sản xấu không? Ngoài ra, ông sẽ chỉ đóng vai trò một nhà đầu tư hay đưa ra một số giá trị gia tăng như đầu tư vào con người?

Đối với câu hỏi đầu tiên, các tài sản xấu hiện nay khó đánh giá. Dù đã ở đây 6 năm nhưng chúng tôi vẫn còn mới trừ khi chúng tôi thực tế. Nếu nhắm vào nhóm này, chúng tôi sẽ phải nắm bắt cơ hội vào đúng thời điểm và có một đội ngũ trong nước. Chúng tôi vẫn còn quá sớm cho điều đó nhưng se có một đội ngũ hoạt động tại Việt Nam trong bước tiếp theo. Vì vậy, chúng tôi có thể tìm kiếm những cơ hội đó đúng lúc.

Đối với câu hỏi thứ 2, trong rất nhiều trường hợp, tôi là thành viên hội đồng của hầu hết các công ty được đầu tư. Mặc dù không trực tiếp tham gia quản lý, chúng tôi sẽ giúp công ty đi đúng hướng trong hoạt động IPO, M&A (mua bán và sáp nhập) và nhiều hỗ trợ khác. Nhóm sắp được lập ở Việt Nam sẽ làm việc cho tôi nhưng tập trung vào quản lý danh mục đầu tư.

Ông đánh giá thế nào về chất lượng giao dịch tại Việt Nam?

Theo thời gian, tình hình đang trở nên tốt hơn. Bây giờ, giao dịch đang linh hoạt hơn, biết các tiêu chuẩn thị trường.

Thị trường cổ phiếu đại chúng đang ngày càng tốt hơn, ông có định xem xét đầu tư vào nhóm này như nhiều quỹ PE khác?

Đối với quỹ 100 triệu USD này, chúng tôi sẽ đặt 10% đến 15% cho nhóm cổ phiếu đại chúng. Giới hạn là 15%.

Nguồn: NDH

Các bài viết khác

  • /uploads/images/slide/main/ecplaza.jpg
  • /uploads/images/slide/main/koreazinc.jpg
  • /uploads/images/slide/main/daewoo.jpg
  • /uploads/images/slide/main/oil-korea.png
  • /uploads/images/slide/main/goldsun.png
  • /uploads/images/slide/main/cargill-r-h-black-3c.png
  • /uploads/images/slide/main/sgs.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dana-y.png
  • /uploads/images/slide/main/cng.jpg
  • /uploads/images/slide/main/xay-lap-dien-1.png
  • /uploads/images/slide/main/marubeni.jpg
  • /uploads/images/slide/main/tong-cong-ty-thep.jpg
  • /uploads/images/slide/main/formosa(1).png
  • /uploads/images/slide/main/hiep-hoi-thep.png
  • /uploads/images/slide/main/nam-phat.png
  • /uploads/images/slide/main/vinh-phuc.png
  • /uploads/images/slide/main/gang-thep-tuyen-quang.png
  • /uploads/images/slide/main/viet-trung.png
  • /uploads/images/slide/main/bao-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/vcb.png
  • /uploads/images/slide/main/link5.jpg
  • /uploads/images/slide/main/vietin.png
  • /uploads/images/slide/main/vpbank.jpg
  • /uploads/images/slide/main/shinhan(1).png
  • /uploads/images/slide/main/lien-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/ha-hoa.jpg
  • /uploads/images/slide/main/hiep-huong.png
  • /uploads/images/slide/main/gsteel.png
  • /uploads/images/slide/main/link1.jpg
  • /uploads/images/slide/main/thanh-phu.png
  • /uploads/images/slide/main/link2.jpg
  • /uploads/images/slide/main/senco.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link4.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dat-viet.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link3.jpg
  • /uploads/images/slide/main/simco.png
  • /uploads/images/slide/main/thep-ha-noi.png
  • /uploads/images/slide/main/ipc.png
  • /uploads/images/slide/main/thao-hien.png
  • /uploads/images/slide/main/sp-samson.jpg
  • /uploads/images/slide/main/samsung.png
  • /uploads/images/slide/main/smart-timing.png
  • /uploads/images/slide/main/unicoh.png
  • /uploads/images/slide/main/lirbety.png
  • /uploads/images/slide/main/chsteel.jpg
  • /uploads/images/slide/main/yangchen.jpg
  • /uploads/images/slide/main/gwan.jpg