Menu

Những lựa chọn khó khăn khi bảo vệ sản xuất trong nước


Việc áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế tự vệ nhập khẩu với tôn màu, phân bón DAP, MAP nhập khẩu cho thấy, chưa bao giờ bảo vệ sản xuất trong nước lại đứng trước những lựa chọn khó khăn đến thế; bởi lẽ chưa bao giờ sự đan xen lợi ích giữa các nhóm doanh nghiệp lại rằng rịt như lúc này.

Sử dụng công cụ phòng vệ thương mại giúp sản xuất tôn mạ trong nước có không gian phát triển

Lợi ích toàn ngành

Cùng với việc hàng hóa Việt Nam rộng đường xuất khẩu hơn, chúng ta cũng phải mở cửa thị trường cho hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào nước ta hơn, doanh nghiệp Việt chịu sự cạnh tranh gay gắt hơn. Nhưng với tinh thần mở cửa, chúng ta chỉ sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại khi hàng hóa nước ngoài xuất khẩu vào nước ta với ý định thống lĩnh thị trường, bóp nghẹt sản xuất trong nước.

Tháng 7 năm 2016, Bộ Công Thương ban hành quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng tôn màu, trong bối cảnh lượng sản phẩm này nhập khẩu tăng gấp gần 2 lần trong 6 tháng đầu năm, khiến thị phần của các nhà sản xuất trong nước chỉ chiếm 53% (thu hẹp 11% so với cùng kỳ năm trước). Hiệp hội thép Việt Nam nhận định: “Một ngành sản xuất công nghiệp phải đối mặt với lượng nhập khẩu chiếm gần 50% thị phần sẽ không thể phát triển được”.

Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương cho rằng, phòng vệ thương mại là công cụ hữu hiệu để bảo vệ sản xuất trong nước, nếu không, sản xuất trong nước có thể bị phá sản, khi đó hàng nhập khẩu có thể thao túng giá cả trên thị trường. Thực tiễn kinh nghiệm trước đó cho thấy, nhờ áp dụng biện pháp tự vệ khẩn cấp, sản xuất phôi thép của Việt Nam đã hoạt động trở lại.

Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp tự vệ cũng bắt đầu có sự chuyển dịch, các mã HS bị áp dụng giảm kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam và chuyển dịch sang mã HS khác. Một ví dụ “kinh điển” là mã HS 7227.90.00 (thép hợp kim) khi áp thuế tự vệ thì kim ngạch nhập khẩu 6 tháng cuối năm 2016 giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm 2015. Đối với mã HS 7213.91.20 (thép cốt bê tông) là mặt hàng chịu thuế tự vệ khác, kim ngạch nhập khẩu 6 tháng cuối năm 2016 giảm gần 90% so với cùng kỳ năm 2015. Ngược lại, mã HS 7213.91.90, là mặt hàng không chịu thuế tự vệ, kim ngạch nhập khẩu 6 tháng cuối năm 2016 tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Sự dịch chuyển nhập khẩu từ mã HS chịu thuế tự vệ sang nhập khẩu mã HS không chịu thuế tự vệ là tự nhiên bởi lợi nhuận có sức hút mãnh liệt nhất điều khiển hành vi doanh nghiệp.

Điều đó cho thấy có sự đan xen, giằng co lợi ích giữa các nhóm doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất thép và việc lựa chọn áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng khó khăn hơn, phải bảo đảm lợi ích tổng thể của toàn ngành. Bởi thế, cuối tháng 12 năm 2016, Bộ trưởng Công Thương đã ký quyết định gia hạn điều tra thêm 2 tháng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Trên cơ sở ghi nhận ý kiến đóng góp của doanh nghiệp cũng như hiệp hội; thành lập các đoàn thanh, kiểm tra đánh giá kỹ nhu cầu trong nước; không để xảy ra tình trạng lợi dụng công cụ phòng vệ thương mại để tạo lợi thế riêng cho các nhóm doanh nghiệp; trong tháng 3 và tháng 5 năm 2017, Bộ Công Thương đã áp dụng 2 biện pháp: Chống bán phá giá sản phẩm thép mạ nhập khẩu đối với 26 mã HS; và áp dụng biện pháp tự vệ với tôn màu nhập khẩu ngoài hạn ngạch với 8 mã HS khác. Trong năm đầu tiên (từ 15/6/2017 đến 14/6/2018), tổng hạn ngạch không chịu thuế tự vệ là 380,68 nghìn tấn; năm thứ hai 418,75 nghìn tấn; năm thứ ba 460,62 nghìn tấn trong năm cuối. Mức thuế tự vệ ngoài hạn ngạch được áp dụng 19%.

Việc phân 2 nhóm với 2 biện pháp riêng rẽ cho phép nhập khẩu một số lượng nhất định phục vụ sản xuất; mà vẫn duy trì một khoảng không gian phát triển cho doanh nghiệp trong nước trong nước, hài hòa lợi ích toàn ngành.

Tạo sự đối trọng

Cũng là tự vệ nhập khẩu nhưng với mặt hàng phân bón lại khác. Không bị “giày vò” về mặt lợi ích giữa những doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất trong nước, nhưng phải cân nhắc tất cả các tác động, đặc biệt là đối người nông dân và ngành trồng trọt nhằm đem lại lợi ích tổng thể cho toàn bộ nền kinh tế, hài hòa lợi ích của doanh nghiệp..

Ngày 12 tháng 5 năm 2017, khi Bộ Công Thương ban hành quyết định khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với phân bón DAP và MAP nhập khẩu vào Việt Nam, có nhiều bài toán được đặt ra cần phải được thỏa mãn.

Thứ nhất, phải chứng minh được phân bón nhập khẩu đã gây thiệt hại nghiệm trọng đến sản xuất phân bón trong nước. Trong giai đoạn điều tra sơ bộ, Cơ quan điều tra đã thu thập số liệu, ý kiến từ các bên liên quan như Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), doanh nghiệp sản xuất trong nước, doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài, Đại sứ quán các nước có liên quan... Kết quả điều tra cho thấy trong giai đoạn 2013-2017, lượng phân bón DAP và MAP nhập khẩu đã gia tăng cả về mặt tương đối và tuyệt đối gây tác động ép giá, kìm giá với mức chênh lệch giá gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước trên 1,8 triệu đồng/tấn. Hiện tượng ép giá, kìm giá tiếp tục diễn ra trong năm 2017, giá bán của phân bón sản xuất trong nước vẫn thấp hơn chi phí sản xuất trên 1,1 triệu đồng/tấn. Như vậy, đã có sự gia tăng của hàng hóa nhập khẩu gây tác động về giá, khiến ngành sản xuất trong nước chịu thiệt hại nghiêm trọng, hệ số sử dụng công suất của các nhà máy rất thấp, đủ thỏa mãn một trong ba điều kiện để áp dụng biện pháp tự vệ.

Tuy nhiên, nếu chỉ bảo vệ một không gian cho doanh nghiệp trong nước sản xuất thì đơn giản, chỉ cần áp thuế đúng mức chênh lệch giá gây thiệt hại trên 1,8 triệu đồng/tấn. Nhưng quan trọng hơn, phải làm rõ 2 bài toán tiếp theo, để không chỉ được bảo vệ, mà còn tạo áp lực cần thiết để doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước vươn lên.

Bài toán thứ hai cần làm rõ là, nếu cho rằng, sản xuất trong nước không hiệu quả, có thể không cần bảo vệ, để nhập khẩu về có hiệu quả hơn không? Lần lại lịch sử, trước năm 2009, khi ta chưa sản xuất trong nước, giá phân bón DAP đã từng bị đẩy lên cao gấp rưỡi so với hiện nay, khoảng 18 triệu đồng/tấn, gây thiệt hại nặng nề cho nông dân. Kinh nghiệm "xương máu" cho thấy, với những ngành công nghiệp đầu vào quan trọng như phân bón, thép, kim loại cơ bản, hóa chất, chất dẻo..., vẫn cần có một lực lượng sản xuất trong nước đủ mạnh để tạo đối trọng, thì giá bình quân sẽ thấp hơn thời kỳ phụ thuộc hoàn toàn vào sự lũng đoạn của các nhà xuất khẩu nước ngoài.

Cuối cùng, biết rằng về lâu dài sẽ có lợi, nhưng nếu áp thuế tự vệ mạnh, người nông dân có chịu nổi không? Theo tính toán, nếu áp thuế tự vệ bằng với mức chênh lệch giá gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước, tức trên 1,8 triệu đồng/tấn thì chí phí sản xuất của nông dân tăng đáng kể. Trong khi, áp dụng thuế tự vệ bằng với mức chênh lệch giữa giá bán thực tế và giá bán tại điểm hòa vốn của ngành sản xuất trong nước trên 1,1 triệu đồng/tấn, thì chi phí trồng trọt tăng tối đa không quá 0,72%.

Hơn nữa, quá trình điều tra cho thấy ngành sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 52% nhu cầu, nên sau khi cân nhắc toàn diện những bài toán nói trên, và tham khảo ý kiến các bộ ngành liên quan, đầu tháng 3 năm 2018, Bộ Công Thương quyết định áp dụng mức thuế tự vệ chính thức bằng với mức chênh lệch giữa giá bán thực tế và giá bán tại điểm hòa vốn của ngành sản xuất trong nước là 1.128.531 VND/tấn.

Rất nhiều yếu tố chi phối

Hơn 1 năm kể từ khi áp dụng công cụ phòng vệ thương mại đối với tôn màu, phân bón DAP, MAP nhập khẩu, thị trường hai mặt hàng trên đã dần ổn định, doanh nghiệp sản xuất trong nước phát triển, không gây tăng giá đột biến, không gây phản ứng tiêu cực với doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài.

Tuy nhiên, việc áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế tự vệ nhập khẩu với tôn màu, phân bón DAP, MAP cho thấy, chưa bao giờ bảo vệ sản xuất trong nước lại đứng trước sự lựa chọn khó khăn đến thế; bởi lẽ chưa bao giờ sự đan xen lợi ích giữa các nhóm doanh nghiệp lại rằng rịt như lúc này. Lợi ích của nhóm doanh nghiệp sản xuất khác nhóm doanh nghiệp nhập khẩu đã đành; cùng một sản phẩm nhập khẩu, với doanh nghiệp này dùng để phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng, với doanh nghiệp khác lại là nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn; ngay trong cùng khối sản xuất hay khối nhập khẩu, cũng có sự khác biệt giữa những doanh nghiệp sử dụng sản phẩm có mã HS khác nhau. Cơ quan quản lý nhà nước không những phải lượng hóa lợi ích của các nhóm để cân đối lợi ích tổng thể của ngành, cao hơn nữa là nền kinh tế, mà còn phải tiên lượng được việc đánh thuế một sản phẩm có mã HS nào đấy, có thể điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp theo hướng “di chuyển lợi ích” sang nhập khẩu một mã HS khác.

Việc cơ quan quản lý phải phân loại 2 nhóm tôn màu nhập khẩu, áp dụng thuế chống bán phá giá với nhóm có mã HS này, áp thuế tự vệ với nhóm có mã HS kia; việc áp thuế tự vệ tạm thời với phân DAP, MAP bằng với mức chênh lệch giá gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước trên 1,8 triệu đồng/tấn từ tháng 8 năm 2017 và áp dụng thuế tự vệ chính thức bằng với mức chênh lệch giữa giá bán thực tế và giá bán tại điểm hòa vốn của ngành sản xuất trong nước trên 1,1 triệu đồng/tấn từ tháng 3 năm 2018; việc gia hạn thời gian điều tra; việc chỉ áp dụng tự vệ trong 2 năm (WTO cho phép 4 năm), sau 2 năm xem xét đánh giá lại… cũng giúp chúng ta hình dung phần nào sự phức tạp, với quá nhiều yếu tố chi phối việc sử dụng công cụ phòng vệ thương mại này.

Mặc dù vậy, kết quả bước đầu của việc áp thuế với 2 mặt hàng tôn mạ và phân bón đã củng cố lòng tin cho các nhà sản xuất trong nước rằng, cho dù phải tính rất nhiều bài toán, nhưng ghi nhận đầy đủ ý kiến của các doanh nghiệp, tham khảo ý kiến của nhiều bộ, ngành liên quan sẽ có căn cứ vững chắc để cơ quan quản lý đưa ra quyết định cuối cùng, có khả năng vừa bảo vệ sản xuất trong nước, vừa cân đối lợi ích tổng thể của ngành, của nền kinh tế.

Nguồn tin: Công thương

Các bài viết khác

  • /uploads/images/slide/main/ecplaza.jpg
  • /uploads/images/slide/main/koreazinc.jpg
  • /uploads/images/slide/main/daewoo.jpg
  • /uploads/images/slide/main/oil-korea.png
  • /uploads/images/slide/main/goldsun.png
  • /uploads/images/slide/main/cargill-r-h-black-3c.png
  • /uploads/images/slide/main/sgs.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dana-y.png
  • /uploads/images/slide/main/cng.jpg
  • /uploads/images/slide/main/xay-lap-dien-1.png
  • /uploads/images/slide/main/marubeni.jpg
  • /uploads/images/slide/main/tong-cong-ty-thep.jpg
  • /uploads/images/slide/main/formosa(1).png
  • /uploads/images/slide/main/hiep-hoi-thep.png
  • /uploads/images/slide/main/nam-phat.png
  • /uploads/images/slide/main/vinh-phuc.png
  • /uploads/images/slide/main/gang-thep-tuyen-quang.png
  • /uploads/images/slide/main/viet-trung.png
  • /uploads/images/slide/main/bao-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/vcb.png
  • /uploads/images/slide/main/link5.jpg
  • /uploads/images/slide/main/vietin.png
  • /uploads/images/slide/main/vpbank.jpg
  • /uploads/images/slide/main/shinhan(1).png
  • /uploads/images/slide/main/lien-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/ha-hoa.jpg
  • /uploads/images/slide/main/hiep-huong.png
  • /uploads/images/slide/main/gsteel.png
  • /uploads/images/slide/main/link1.jpg
  • /uploads/images/slide/main/thanh-phu.png
  • /uploads/images/slide/main/link2.jpg
  • /uploads/images/slide/main/senco.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link4.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dat-viet.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link3.jpg
  • /uploads/images/slide/main/simco.png
  • /uploads/images/slide/main/thep-ha-noi.png
  • /uploads/images/slide/main/ipc.png
  • /uploads/images/slide/main/thao-hien.png
  • /uploads/images/slide/main/sp-samson.jpg
  • /uploads/images/slide/main/samsung.png
  • /uploads/images/slide/main/smart-timing.png
  • /uploads/images/slide/main/unicoh.png
  • /uploads/images/slide/main/lirbety.png
  • /uploads/images/slide/main/chsteel.jpg
  • /uploads/images/slide/main/yangchen.jpg
  • /uploads/images/slide/main/gwan.jpg