Menu

Ống thép Việt Nam thắng kiện nhưng vẫn đang phải chịu thuế

26-10-2012

Do Mỹ nghi ngại có hiện tượng ống thép Trung Quốc được nối và ghép tại Việt Nam, sau đó được gắn nhãn sản phẩm Việt Nam để xuất khẩu vào Mỹ

Ngày 18/10 vừa qua, Bộ Thương Mại Mỹ (DOC) đã công bố quyết định cuối trong vụ điều tra chống trợ cấp (CVD) đối với mặt hàng ống thép hàn các bon (CWP) nhập khẩu từ ViệtNam.

Theo đó, DOC đã chính thức loại bỏ cả 17/17 chương trình, chính sách bị cáo buộc là trợ cấp và do đó sẽ chính thức chấm dứt vụ việc điều tra chống trợ cấp đối với ống thép hàn các bon của Việt Nam.

Điều đó, đồng nghĩa với việc các lô hàng ống thép hàn  các bon của Việt Nam được nhập khẩu vào Mỹ kể từ sau ngày 30 tháng 3 năm 2012 với mức thuế suất trợ cấp bằng 0%.

Theo ông Nguyễn Tiến Nghi - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), đây là vụ đầu tiên ngành thép bị kiện, nhưng với sự chủ động trong hợp tác điều tra, đảm bảo tuân thủ mọi quy tắc trong thương mại quốc tế đã giúp cho ngành thép và các doanh nghiệp thép trong nước thắng kiện.

"Các doanh nghiệp sản xuất thép ống không được Chính phủ trợ cấp, hoạt động kinh doanh sòng phẳng như các doanh nghiệp khác. Hơn nữa, giữa giá sản xuất và giá bán ra của Việt Nam thấp hơn là do giá lao động của Việt Nam thấp hơn” – ông Nghi nói.

Tuy nhiên, ông Nghi cũng chia sẻ thêm rằng, việc không bị áp thuế chống bán phá giá mới chỉ là thông tin, vì trên thực tế, cơ quan thương mại Mỹ vẫn đánh thuế các sản phẩm thép carbon của Việt Nam nhập khẩu vào nước này, với mức áp thuế từ 4 - 27%. 

Bản chất của vụ việc này, theo ông Nghi, là do Mỹ nghi ngại có hiện tượng ống thép Trung Quốc được nối và ghép tại Việt Nam, sau đó được gắn nhãn sản phẩm Việt Nam để xuất khẩu vào Mỹ, tức là vi phạm quy định hải quan trong việc nối và ghép ống thép không làm thay đổi xuất xứ hàng hóa.

Trên thực tế, nhu cầu của thị trường Mỹ đối với mặt hàng này xấp xỉ gần 3 tỷ USD/năm. Trong khi nhà sản xuất ống thép hàng đầu thế giới là Trung Quốc - vốn chiếm 95% thị phần nhập khẩu của Mỹ, hiện đang chịu mức thuế chống bán phá giá từ tháng 10/2009 ở mức 17,7 - 39,2%.

Cũng theo ông Nghi, doanh nghiệp có lượng ống thép xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ là Thép SeAH Việt Nam (Đồng Nai) bị đánh thuế với mức 3,96%; Công ty Chế tạo máy Hồng Nguyên (Hải Phòng) là 5,17%; 

Còn 3 nhà sản xuất khác là Công ty Cổ phần Thép Sunco, Công ty Cổ phần Hữu Liên Á Châu và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hòa Phát bị áp thuế ở mức 4,57%; và mức thuế chung áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thép trên toàn quốc là 27,96%.

“Hiện nay, đại diện luật sư của các doanh nghiệp thép Việt Nam đang làm việc lại với DOC để có thông tin chính xác cuối cùng” – ông Nghi nói.

Nguồn tin: TTV

Các bài viết khác

  • /uploads/images/slide/main/ecplaza.jpg
  • /uploads/images/slide/main/koreazinc.jpg
  • /uploads/images/slide/main/daewoo.jpg
  • /uploads/images/slide/main/oil-korea.png
  • /uploads/images/slide/main/goldsun.png
  • /uploads/images/slide/main/cargill-r-h-black-3c.png
  • /uploads/images/slide/main/sgs.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dana-y.png
  • /uploads/images/slide/main/cng.jpg
  • /uploads/images/slide/main/xay-lap-dien-1.png
  • /uploads/images/slide/main/marubeni.jpg
  • /uploads/images/slide/main/tong-cong-ty-thep.jpg
  • /uploads/images/slide/main/formosa(1).png
  • /uploads/images/slide/main/hiep-hoi-thep.png
  • /uploads/images/slide/main/nam-phat.png
  • /uploads/images/slide/main/vinh-phuc.png
  • /uploads/images/slide/main/gang-thep-tuyen-quang.png
  • /uploads/images/slide/main/viet-trung.png
  • /uploads/images/slide/main/bao-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/vcb.png
  • /uploads/images/slide/main/link5.jpg
  • /uploads/images/slide/main/vietin.png
  • /uploads/images/slide/main/vpbank.jpg
  • /uploads/images/slide/main/shinhan(1).png
  • /uploads/images/slide/main/lien-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/ha-hoa.jpg
  • /uploads/images/slide/main/hiep-huong.png
  • /uploads/images/slide/main/gsteel.png
  • /uploads/images/slide/main/link1.jpg
  • /uploads/images/slide/main/thanh-phu.png
  • /uploads/images/slide/main/link2.jpg
  • /uploads/images/slide/main/senco.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link4.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dat-viet.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link3.jpg
  • /uploads/images/slide/main/simco.png
  • /uploads/images/slide/main/thep-ha-noi.png
  • /uploads/images/slide/main/ipc.png
  • /uploads/images/slide/main/thao-hien.png
  • /uploads/images/slide/main/sp-samson.jpg
  • /uploads/images/slide/main/samsung.png
  • /uploads/images/slide/main/smart-timing.png
  • /uploads/images/slide/main/unicoh.png
  • /uploads/images/slide/main/lirbety.png
  • /uploads/images/slide/main/chsteel.jpg
  • /uploads/images/slide/main/yangchen.jpg
  • /uploads/images/slide/main/gwan.jpg