Menu

Thận trọng khi nghiên cứu tổ chức bộ máy BHXH Việt Nam theo khu vực liên tỉnh hoặc liên huyện


Là ý kiến được các đại biểu nhấn mạnh tại Hội thảo khoa học “Nghiên cứu, sắp xếp tổ chức bộ máy bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam theo khu vực liên tỉnh hoặc liên huyện” do BHXH Việt Nam tổ chức cuối tuần qua tại Vĩnh Phúc.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng phát biểu tại Hội thảo.

Hội thảo do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng đồng chủ trì.

Đề xuất thực hiện thí điểm liên BHXH cấp huyện

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh cho biết, ngay sau khi các văn kiện của Trung ương về đổi mới sắp xếp hệ thống bộ máy theo hướng tinh gọn nhằm nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động, trong đó có tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH Việt Nam được ban hành, Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam đã chỉ đạo ban hành kế hoạch để triển khai thực hiện, đồng thời khẩn trương thành lập Ban soạn thảo về tổ chức các hoạt động nghiên cứu Đề án sắp xếp bộ máy BHXH Việt Nam theo khu vực liên tỉnh, liên huyện được Thủ tướng Chính phủ giao cho BHXH Việt Nam tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 3/2/2018.

Tính đến năm 2018, ngành BHXH đang quản lý 14,3 triệu người tham gia BHXH, 12 triệu người tham gia BH thất nghiệp, 82,3 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 87,6% dân số. Năm 2018, số thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp khoảng 324 nghìn tỷ đồng, số chi các chế độ BHXH, BH thất nghiệp khoảng 196 nghìn tỷ đồng; giám định 174 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT với số chi khoảng hơn 90 nghìn tỷ.

Với các chỉ tiêu lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến nhân dân trong cả nước, rất cần phải nghiên cứu thận trọng chính sách tổ chức bộ máy của Ngành và ngành BHXH xác định đặt mục tiêu cao nhất là tạo thuận lợi cho người dân, phục vụ người dân tốt nhất.

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu, sắp xếp tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam theo khu vực liên tỉnh hoặc liên huyện”, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt đã đưa ra đề xuất về việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy ngành BHXH theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Cụ thể, đối với Cơ quan BHXH Việt Nam ở Trung ương, dự thảo đề xuất đến năm 2021, nghiên cứu sắp xếp giảm ít nhất 02 đầu mối đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam ở Trung ương.

Đối với cơ quan BHXH cấp tỉnh, dự thảo báo cáo đề xuất chưa xem xét tổ chức BHXH theo khu vực liên tỉnh ngay từ đầu năm 2019; rà soát, sắp xếp giảm ít nhất 02 đầu mối đơn vị cấp phòng trực thuộc BHXH cấp tỉnh.

Đối với cơ quan BHXH cấp huyện, báo cáo đề xuất 2 phương án. Phương án 1 là đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tạm thời giữ nguyên cơ cấu tổ chức BHXH cấp huyện như hiện nay cho đến khi Đề án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ngành BHXH sẽ sắp xếp tổ chức bộ máy BHXH huyện theo đơn vị hành chính cấp huyện hiện hành.

Còn phương án 2 là đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm liên BHXH cấp huyện (giảm ít nhất 1 đầu mối/ 1 tỉnh) tại 07 tỉnh, đại diện 7 vùng – khu vực kinh tế trong cả nước trong thời gian 02 năm; sau khi đánh giá hiệu quả, tính khả thi, báo cáo đánh giá tác động mới xem xét đề xuất việc sắp xếp, kiện toàn mô hình tổ chức BHXH theo khu vực liên huyện phù hợp gắn với Đề án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Giữ nguyên bộ máy cấp tỉnh

Sau khi nghe báo cáo và đề xuất về việc đổi mới, sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống BHXH Việt Nam tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng, BHXH là một ngành đặc thù và khác các ngành khác nên khi tổ chức sắp xếp bộ máy cần thận trọng, cân nhắc.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho rằng, BHXH là trụ cột chính của an sinh xã hội (ASXH) Việt Nam, cho nên chúng ta phải nhận thức đúng vai trò trong quá trình ASXH của BHXH để xây dựng bộ máy. Theo đó, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cho rằng, điểm quan trọng nhất của Đề án là tiêu chí, mà tiêu chí thì là từ thực trạng đánh giá. Do vậy, phải đánh giá được thực trạng, chỗ nào, bộ phận nào, huyện nào còn tồn tại, hạn chế thì mới xác định được tiêu chí.

Một trong những tiêu chí “cứng” là phải tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, tiếp đến mới tính tới là địa lý hành chính, rồi diện tích, số lượng người tham gia rồi vấn đề thu bảo hiểm… Nghĩa là chúng ta phải xếp các tiêu chí và trên cơ sở các tiêu chí đó mới “áp” vào sắp xếp tổ chức bộ máy. 

Ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng, ngành BHXH giữ vai trò rất quan trọng trong thực hiện các chính sách ASXH nên cần phải có hệ thống BHXH đúng tầm với hệ thống ASXH. Hệ thống ASXH của chúng ta ngày càng được hoàn thiện và đã trở thành 4 trụ cột hết sức quan trọng. Trong giai đoạn hiện nay, ngành BHXH đang đứng trước những thách thức lớn về bao phủ BHXH, BHYT… Do đó, ngành BHXH không thể liên tỉnh được; còn liên huyện cần phải xem xét, nghiên cứu thận trọng và thực hiện theo lộ trình.

Về vấn đề liên tỉnh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Đỗ Văn Sinh đưa ra dẫn chứng, ngay từ ngày thành lập, ngành BHXH Việt Nam đã phải liên tỉnh. Tháng 11/1997, Quốc hội có Nghị quyết tách 4 tỉnh thành 8 tỉnh nhưng ngành BHXH không tách, vẫn để nguyên. Điều này dẫn đến rất nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ vì không đồng bộ với hệ thống chính trị. Sau đó, chỉ trong vòng 10 tháng, Tỉnh ủy các tỉnh đó yêu cầu BHXH Việt Nam phải tách BHXH các địa phương đó theo cấp tỉnh.

Còn về liên huyện, ông Đỗ Văn Sinh cho rằng, căn cứ vào chỉ tiêu phục vụ tốt cho người dân, nếu địa bàn quá rộng như vùng sâu, vùng xa, miền núi, người dân đi cả ngày đến huyện, nếu liên huyện thì đi hai ngày, sẽ vô cùng khó khăn. “Đây là câu chuyện chúng ta nên cân nhắc, bởi vì mục tiêu của chúng ta là phục vụ người dân” – ông Sinh nói.

Nguồn: BPL

Các bài viết khác

  • /uploads/images/slide/main/ecplaza.jpg
  • /uploads/images/slide/main/koreazinc.jpg
  • /uploads/images/slide/main/daewoo.jpg
  • /uploads/images/slide/main/oil-korea.png
  • /uploads/images/slide/main/goldsun.png
  • /uploads/images/slide/main/cargill-r-h-black-3c.png
  • /uploads/images/slide/main/sgs.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dana-y.png
  • /uploads/images/slide/main/cng.jpg
  • /uploads/images/slide/main/xay-lap-dien-1.png
  • /uploads/images/slide/main/marubeni.jpg
  • /uploads/images/slide/main/tong-cong-ty-thep.jpg
  • /uploads/images/slide/main/formosa(1).png
  • /uploads/images/slide/main/hiep-hoi-thep.png
  • /uploads/images/slide/main/nam-phat.png
  • /uploads/images/slide/main/vinh-phuc.png
  • /uploads/images/slide/main/gang-thep-tuyen-quang.png
  • /uploads/images/slide/main/viet-trung.png
  • /uploads/images/slide/main/bao-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/vcb.png
  • /uploads/images/slide/main/link5.jpg
  • /uploads/images/slide/main/vietin.png
  • /uploads/images/slide/main/vpbank.jpg
  • /uploads/images/slide/main/shinhan(1).png
  • /uploads/images/slide/main/lien-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/ha-hoa.jpg
  • /uploads/images/slide/main/hiep-huong.png
  • /uploads/images/slide/main/gsteel.png
  • /uploads/images/slide/main/link1.jpg
  • /uploads/images/slide/main/thanh-phu.png
  • /uploads/images/slide/main/link2.jpg
  • /uploads/images/slide/main/senco.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link4.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dat-viet.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link3.jpg
  • /uploads/images/slide/main/simco.png
  • /uploads/images/slide/main/thep-ha-noi.png
  • /uploads/images/slide/main/ipc.png
  • /uploads/images/slide/main/thao-hien.png
  • /uploads/images/slide/main/sp-samson.jpg
  • /uploads/images/slide/main/samsung.png
  • /uploads/images/slide/main/smart-timing.png
  • /uploads/images/slide/main/unicoh.png
  • /uploads/images/slide/main/lirbety.png
  • /uploads/images/slide/main/chsteel.jpg
  • /uploads/images/slide/main/yangchen.jpg
  • /uploads/images/slide/main/gwan.jpg