Menu

Thị trường thép trong nước thời gian gần đây

07-08-2009
Trong vòng 2 tháng qua, các doanh nghiệp thép đã phải điều chỉnh giá thép tới 6 lần. Hiện tại giá phôi thép trên thế giới đã nhích lên 435-450 USD/tấn (chưa kể thuế nhập khẩu), giá dầu trong nước sau 2 lần điều chỉnh gần đây cũng tăng mạnh. Trước tình thế này, buộc các doanh nghiệp phải tính đến chuyện tiếp tục tăng giá.

Tổng Công ty Thép Việt nam (VNSteel) trụ sở phía Nam, ngày 9/7 đã chính thức công bố tăng giá bán đối với thép cuộn và thép cây 30.000-180.000 đồng/tấn so với cuối tháng 5/2009. Công ty CP Thép Việt-Ý (VIS) cũng có công văn thông báo tới các khách hàng, các chi nhánh, các công trường đang kinh doanh và sử dụng Thép VIS về việc kể từ ngày 6/7/2009 tăng 300.000 đồng/tấn áp dụng cho tất cả các chủng loại, kích cỡ….

Theo VSA, hiện giá bán thép xây dựng đã tăng 800.000 - 1 triệu đồng/tấn so với tháng 4, trong đó giá tại nhà máy ở mức 10,6 - 10,8 triệu đồng/tấn thép cuộn phi 6, phi 8; và 10,9 - 11,3 triệu đồng/tấn thép cây (chưa có thuế GTGT). Ngoài thị trường không xảy ra hiện tượng “cháy hàng” nhưng nhiều đại lý, cửa hàng bán lẻ thép kêu thiếu nguồn cung cũng đã tăng thêm 2 - 3 triệu đồng/tấn, lên mức 14 đến 15 triệu đồng/tấn, tùy loại và tùy đại lý. Cơ sở để tăng giá thép được các đại lý, DN sản xuất đưa ra là do chưa bù đắp được chi phí sản xuất, giá xăng tăng làm tăng chi phí vận chuyển. VSA cũng thừa nhận, do suy giảm kinh tế, các DN thép trong nước đã phải hạ giá sản phẩm để kích cầu, nay gói kích cầu đã phát huy hiệu quả cùng với giá phôi nhập khẩu (NK) tăng 20 - 30 USD/tấn, giá thép phế NK tăng 15 - 20 USD/tấn, thuế NK phôi tăng thêm 3% và chênh lệch tỷ giá USD và VND, nên việc tăng giá bán sản phẩm hiện nay là điều khó tránh khỏi.

Mặc dù vậy, khi giá phôi thép thế giới vừa mới nhích lên, nhu cầu thép trong nước vừa tăng, việc một số DN vội điều chỉnh tăng giá bán liên tục đã gây bất ổn cho thị trường. Với mức giá bán thép hiện nay tại các nhà máy, thép cuộn NK từ các nước Đông Nam Á đang rẻ hơn thép cuộn cùng loại trong nước từ 500.000 - 700.000 đồng/tấn. Một số DN thương mại vì tư lợi đã ồ ạt NK thép ngoại về bán rẻ, đẩy các DN sản xuất thép trong nước vào tình thế khó khăn.

Trưởng phòng Công ty Thép miền Nam cho biết, giá phôi trên thị trường châu Á vài ngày qua đã chào giá tháng 8/2009 lên mức 475 USD/tấn, tăng mạnh tới 40-50 USD/tấn so với hồi tháng 4. Trong nước, giá dầu sau 2 lần điều chỉnh gần đây đã tăng mạnh tới 1.500-1.650 đồng/lít, so với giá hồi tháng 5/2009. Ước tính, mỗi tấn thép tiêu hao khoảng 45-50 lít dầu thì dự kiến, giá thành thép sẽ đội thêm khoảng 60.000 đồng/tấn. Tuy chưa có tính toán cụ thể, nhưng giá thành thép của công ty sẽ tăng lên và theo nguyên tắc thị trường, giá bán ra sẽ phải điều chỉnh.

Ngay cả đối với công ty đã chủ động được 50% nguồn phôi như Công ty thép Thái Nguyên thì việc tăng giá sắp tới cũng không ngoại lệ.

Giải thích về hiện tượng này, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho rằng, những tháng đầu năm 2009, tiêu thụ thép giảm xuống chỉ còn 1/3 so với cùng kỳ năm 2008 (100-150 nghìn tấn). Do đó, các công ty phải giảm giá thép rất nhiều, thậm chí còn chịu lỗ để trả lương cho công nhân. Cùng với đó, giá xăng dầu và hàng loạt các chi phí khác tăng đã kéo theo giá thép thành phẩm cũng tăng lên khoảng 100 nghìn đồng/tấn. Theo dự kiến, tổng lượng thép sản xuất đưa ra thị trường 6 tháng cuối năm khoảng 2 triệu tấn, thì chi phí tăng thêm do nhiên liệu tăng giá đối với ngành thép lên tới 200 tỷ đồng. Như vậy, các doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải tăng giá để bù lỗ.

Trong 6 tháng cuối năm giá thép sẽ có biến động theo chiều hướng tăng nhẹ. Xu thế giảm chung của công nghiệp thép chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thép Việt Nam. Trung Quốc và các nước ASEAN có giá thép rẻ hơn sẽ gây áp lực cạnh tranh làm cho giá thép trong nước không thể tăng quá mức.

Chủ tịch Hiệp hội thép cảnh báo, trong thời điểm này dù giá phôi và các chi phí đầu vào tăng nhưng các doanh nghiệp thép không thể tăng giá “bừa bãi”, nếu không thép nhập khẩu sẽ tranh thủ tràn vào. Vì hiện nay thép cuộn xây dựng từ ASEAN được hưởng thuế ưu đãi 0% nhập về Việt Nam ngày càng nhiều, giá lại thấp hơn từ 500-700 nghìn đồng/tấn. Thời gian qua, các doanh nghiệp trong nước vẫn cạnh tranh được với thép nhập khẩu là do thương hiệu, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nhưng nếu tăng nữa thép nội sẽ mất lợi thế cạnh tranh so với thép nhập khẩu. Các nhà sản xuất thép nội phải hết sức cẩn trọng khi có quyết định tăng giá, nếu không sẽ tạo điều kiện cho thép ngoại giá rẻ chiếm lĩnh thị trường. Hơn nữa, công suất ngành thép đến năm 2009 lên tới 7 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ từ 3,8-4 triệu tấn, cộng thêm khoảng 700 nghìn tấn thép nhập khẩu. Cung lớn hơn cầu nên các doanh nghiệp cũng phải rất dè chừng trong việc tăng giá. Mặt khác, việc tăng giá cũng cần được cân nhắc kỹ trước các tín hiệu cung cầu của thị trường. Theo xác nhận của giới xây dựng, thép Việt có chất lượng tốt hơn rất nhiều so với thép Trung Quốc. Với thép cuộn, trong năm nay, một số nhà sản xuất trong nước đã in mác trực tiếp lên thép, tạo điều kiện cho người tiêu dùng phân biệt với loại thép cuộn không có nhãn mác, thường chỉ sản xuất tại địa phương ở Trung Quốc. Việc làm rõ thương hiệu, nhãn mác như vậy sẽ là lợi thế cạnh tranh cho thép nội.

Từ đầu năm đến nay, cả nước đã nhập trên 200.000 tấn thép cuộn xây dựng, trong đó thép từ các nước ASEAN chiếm trên 70%, với mức thuế NK 0%, được tiêu thụ ở các tỉnh thành phía Nam với giá khoảng 9,9 triệu đồng/tấn, trong khi giá thép xuất xưởng của các DN trong nước đang dao động ở mức 10,3 - 10,8 triệu đồng/tấn (chưa có thuế GTGT). Riêng từ đầu tháng 6 đến nay, nhiều DN kinh doanh sắt thép Trung Quốc đang tiếp cận với một số đối tác Việt Nam để chào bán khoảng 30 chủng loại thép, trong đó 1/3 là thép xây dựng với giá trung bình 3.680 NDT/tấn (tương đương 538 USD).

Trong tuần từ 19/6-25/6/2009, có gần 40 nghìn tấn phôi thép được nhập về  Việt Nam với giá trung bình 405,33 USD/tấn, tăng 27 USD/tấn so với tuần trước. Trong đó, nhập khẩu từ Malaysia vào khoảng 17 nghìn tấn với giá trung bình là 434 USD/tấn; đơn giá phôi thép nhập từ thị trường Ukraina thấp nhất với 350 USD/tấn.  Thép cuộn cán nóng có đơn giá nhập khẩu trong tuần ở mức 431 USD/tấn, tăng so với tuần trước 17 USD/tấn (tương đương 4,27%). Thép cuộn cán nguội trong tuần này cũng tăng 68 USD/tấn, lên mức 593 USD/tấn.  Đơn giá nhập khẩu trung bình thép lá cán nóng đứng ở mức 426 USD/tấn, giảm 26 USD/tấn so với tuần trước. Giá thép lá cán nguội cũng giảm 14 USD/tấn so với tuần trước, xuống mức 491 USD/tấn. Thép tấm cán nóng trong tuần này đã tăng 23 USD/tấn lên mức 433 USD/tấn.

Theo tính toán, thép nhập từ Trung Quốc vào có giá khoảng 9,8 triệu đồng/tấn, nếu cộng thêm thuế NK, cước vận chuyển, VAT, lãi suất vay vốn, lợi nhuận… chắc chắn không cạnh tranh được với thép nội chứ chưa nói đến chất lượng. Tuy nhiên, việc các loại thép gia công sản xuất công nghiệp của Trung Quốc đã giảm giá từ 7 - 10% so với đầu quý I/2009 và quốc gia này đang tìm cách giảm thuế, giảm giá để đẩy mạnh xuất khẩu trong khi các DN Việt Nam tăng giá bán sản phẩm thì trong thời gian tới, thép Trung Quốc cũng sẽ là đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất.

Theo thống kê của VSA, lượng thép sản xuất trong 6 tháng cuối năm đạt gần 1,9 triệu tấn, giảm 7,28% so với cùng kỳ năm 2008. Tuy nhiên, tổng lượng thép tiêu thụ lại tăng 4,25% đạt mức gần 2 triệu tấn. Số lượng phôi tồn kho, sản xuất và nhập về trong tháng 7 khoảng 500 nghìn tấn đủ đảm bảo cho thị trường thép đến hết tháng 8 năm nay.

Trước tình trạng này, VSA khuyến cáo DN không nên nâng giá thép cuộn lên cao nữa, bởi như thế sẽ tạo điều kiện cho thép ASEAN nhập vào Việt Nam

Tham khảo một số lô hàng thép nhập khẩu từ ngày 19/06 – 25/06/2009

Thị trường

Lượng (tấn)

Đơn giá (USD)

Cửa khẩu

ĐKGH

PTTT

Phôi thép

Đài Loan

2.921

405,01

Bến Nghé

CFR

LC

Ukraina

9.016

350,24

Hải Phòng

CFR

LC

Nhật Bản

5.304

406,03

Hải Phòng

CFR

LC

Nhật Bản

5.141

405,96

Hải Phòng

CFR

LC

Malaysia

5.001

405,28

Hải Phòng

FOB

LC

Malaysia

6.181

455,97

Phú Mỹ

CIF

LC

Malaysia

6.001

434,97

Phú Mỹ

CIF

LC

Thép hình

Hàn Quốc

728

485,14

Bến Nghé

CFR

LC

Hàn Quốc

209

485,29

Bến Nghé

CFR

LC

Hàn Quốc

204

475,27

Bến Nghé

CFR

LC

Hàn Quốc

157

479,34

Bến Nghé

CFR

LC

Hàn Quốc

152

484,05

Bến Nghé

CFR

LC

Hàn Quốc

266

450,29

Tân Thuận

CFR

LC

Hàn Quốc

142

449,46

Tân Thuận

CFR

LC

Thép cuộn cán nóng

Đài Loan

1.157

409,99

Bến Nghé

CFR

LC

Đài Loan

730

399,84

Bến Nghé

CFR

LC

Hàn Quốc

2.966

419,94

Hải Phòng

CFR

LC

Hàn Quốc

1.622

419,96

Hải Phòng

CFR

LC

Hàn Quốc

982

469,77

Tân Thuận

CIF

LC

Đài Loan

938

419,95

Tân Thuận

CFR

LC

Đài Loan

923

420,18

Tân Thuận

CFR

LC

Thép cuộn cán nguội

Hàn Quốc

577

515,19

Phú Mỹ

CFR

TT

Hàn Quốc

397

504,96

Phú Mỹ

CFR

TT

Đài Loan

334

484,09

ân Thuận

CFR

LC

Đài Loan

123

558,79

Bến Nghé

CIF

TTR

Thép lá cán nóng

Nhật Bản

2.003

402,92

Tân Thuận

CFR

LC

Nhật Bản

1.985

408,95

Tân Thuận

CFR

LC

Nhật Bản

3.802

425,41

Hải Phòng

CFR

LC

Nhật Bản

1.807

425,10

Hải Phòng

CFR

LC

Thái Lan

2.881

445,96

Bến Nghé

CFR

LC

Thái Lan

2.868

446,06

Bến Nghé

CFR

LC

Thái Lan

1.931

446,05

Bến Nghé

CFR

LC

Thép lá cán nguội

Hàn Quốc

181

487,22

Tân Thuận

CFR

LC

Hàn Quốc

161

489,24

Tân Thuận

CFR

LC

Hàn Quốc

161

488,58

Tân Thuận

CFR

LC

Hàn Quốc

160

487,70

Tân Thuận

CFR

LC

Hàn Quốc

274

490,25

Bến Nghé

CFR

LC

Hàn Quốc

199

490,20

Bến Nghé

CFR

LC

Hàn Quốc

197

490,50

Bến Nghé

CFR

LC

Hàn Quốc

142

491,58

Bến Nghé

CFR

LC

Thép tấm cán nóng

Nga

1.920

421,44

Bến Nghé

CFR

LC

Nga

1.165

439,93

Bến Nghé

CIF

LC

Nga

187

420,56

Bến Nghé

CFR

LC

Nga

116

420,18

Bến Nghé

CFR

LC

Nhật Bản

311

395,58

Cát Lái

CFR

LC

Nhật Bản

100

393,88

Hải Phòng

CIF

LC

( Theo Vinanet)

Các bài viết khác

  • /uploads/images/slide/main/ecplaza.jpg
  • /uploads/images/slide/main/koreazinc.jpg
  • /uploads/images/slide/main/daewoo.jpg
  • /uploads/images/slide/main/oil-korea.png
  • /uploads/images/slide/main/goldsun.png
  • /uploads/images/slide/main/cargill-r-h-black-3c.png
  • /uploads/images/slide/main/sgs.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dana-y.png
  • /uploads/images/slide/main/cng.jpg
  • /uploads/images/slide/main/xay-lap-dien-1.png
  • /uploads/images/slide/main/marubeni.jpg
  • /uploads/images/slide/main/tong-cong-ty-thep.jpg
  • /uploads/images/slide/main/formosa(1).png
  • /uploads/images/slide/main/hiep-hoi-thep.png
  • /uploads/images/slide/main/nam-phat.png
  • /uploads/images/slide/main/vinh-phuc.png
  • /uploads/images/slide/main/gang-thep-tuyen-quang.png
  • /uploads/images/slide/main/viet-trung.png
  • /uploads/images/slide/main/bao-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/vcb.png
  • /uploads/images/slide/main/link5.jpg
  • /uploads/images/slide/main/vietin.png
  • /uploads/images/slide/main/vpbank.jpg
  • /uploads/images/slide/main/shinhan(1).png
  • /uploads/images/slide/main/lien-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/ha-hoa.jpg
  • /uploads/images/slide/main/hiep-huong.png
  • /uploads/images/slide/main/gsteel.png
  • /uploads/images/slide/main/link1.jpg
  • /uploads/images/slide/main/thanh-phu.png
  • /uploads/images/slide/main/link2.jpg
  • /uploads/images/slide/main/senco.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link4.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dat-viet.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link3.jpg
  • /uploads/images/slide/main/simco.png
  • /uploads/images/slide/main/thep-ha-noi.png
  • /uploads/images/slide/main/ipc.png
  • /uploads/images/slide/main/thao-hien.png
  • /uploads/images/slide/main/sp-samson.jpg
  • /uploads/images/slide/main/samsung.png
  • /uploads/images/slide/main/smart-timing.png
  • /uploads/images/slide/main/unicoh.png
  • /uploads/images/slide/main/lirbety.png
  • /uploads/images/slide/main/chsteel.jpg
  • /uploads/images/slide/main/yangchen.jpg
  • /uploads/images/slide/main/gwan.jpg