Menu

Các cuộc gặp dồn dập với vấn đề Biển Đông xuyên suốt

24-07-2011

 Hòn đảo xinh đẹp Bali của Indonesia những ngày qua thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận khi 10 quốc gia ASEAN cùng các nước láng giềng và các đối tác thảo luận về các vấn đề đối ngoại và an ninh, trong đó nổi bật là vấn đề Biển Đông.

 
Các ngoại trưởng ASEAN hợp với những người đồng cấp Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

 

Các cuộc tiếp xúc dồn dập

Trong các ngày từ 17-23/7, tại Bali đã diễn ra một loạt hội nghị quốc tế quan trọng, bao gồm Hội nghị các quan chức cấp cao ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 44, Hội nghị sau hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 18.

10 quốc gia ASEAN, gồm Brunei, Campuchea, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, cũng đã mở các cuộc họp song phương và các phiên họp của từng nhóm với các nhà ngoại giao hàng đầu của các nước láng giềng quan trọng và các đối tác then chốt của khối gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.

Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN-Trung Quốc diễn ra chiều 21/7, các Ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc đã đạt được sự nhất trí và chính thức thông qua Quy tắc hướng dẫn thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Bắt đầu từ 23/7, hội nghị ASEAN đã được nới rộng để bao gồm 27 quốc gia, kể cả Mỹ và Nga, trong khuôn khổ Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF). Các nhà lãnh đạo ASEAN đề cập đến những thuận lợi trong các cuộc thảo luận giữa hai nước Triều Tiên và việc chấp thuận Quy tắc hướng dẫn thực thi DOC như là những thành tựu chính của hội nghị.

(Các cuộc gặp gỡ giữa hai bên Triều Tiên là những cuộc gặp đầu tiên như thế kể từ năm 2008 khi Triều Tiên tẩy chay bàn đàm phán 6 bên để phản đối những chỉ trích quốc tế về việc Triều Tiên thử tên lửa và hạt nhân).

Các hội nghị này đang được các nước thành viên ASEAN, các nước châu Á và quốc tế ngày càng quan tâm vì chúng diễn ra trong bối cảnh ASEAN đang nỗ lực hướng tới xây dựng Cộng đồng chung vào năm 2015.

Hiện là Chủ tịch ASEAN, Indonesia được kỳ vọng đóng một vai trò quan trọng trong việc huy động mọi sự ủng hộ để đối phó với những vấn đề vô cùng khó khăn, từ căng thẳng gia tăng ở Biển Đông đến các vấn đề phi hạt nhân hóa.

ARF 18 “chuyển giai đoạn”

 

ARF 18 đánh dấu thành công quan trọng của các hội nghị song phương và đa phương các quan chức cấp cao và Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các đối tác do ASEAN tổ chức thường niên nhằm chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) và các Hội nghị cấp cao liên quan, sẽ diễn ra cũng tại Bali vào tháng 11 năm nay.

Hội nghị nhấn mạnh hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển tiếp tục là mục tiêu chung của ASEAN và khu vực. Tuy nhiên, khu vực hiện vẫn đối mặt với nhiều thách thức truyền thống và phi truyền thống; các nước cần tiếp tục đối thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin để giải quyết hòa bình các tranh chấp và bất đồng trong khu vực.

Hội nghị khẳng định tầm quan trọng và vai trò của ASEAN trong việc xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực trong quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực; nhất trí ARF tiếp tục là diễn đàn quan trọng trong khu vực, trao đổi về các vấn đề an ninh cùng quan tâm.

Hội nghị hoan nghênh việc Thái Lan và Campuchia tiếp tục nỗ lực giải quyết khác biệt bằng đối thoại hòa bình; mong muốn Myanmar tiếp tục phát huy những tiến triển tích cực gần đây; mong muốn bán đảo Triều Tiên ổn định và không có vũ khí hạt nhân.

Về vấn đề Biển Đông, hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS), bảo đảm thực hiện hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Bế mạc chiều 23/7, ARF 18 được coi là cột mốc cho ARF bước vào giai đoạn mới, từ “Các biện pháp xây dựng lòng tin” sang giai đoạn “Ngoại giao phòng ngừa”.
 
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton kêu gọi tìm cách tiếp cận đa phương giải quyết vấn đề Biển Đông.

Vấn đề Biển Đông xuyên suốt

 

Tìm ra một giải pháp cho vấn đề tranh chấp lãnh thổ trong vùng Biển Đông giữa một số nước thành viên ASEAN và Trung Quốc là đề tài được đặt lên hàng đầu trong lúc các Ngoại trưởng ASEAN và các nước đối tác tụ hội tại Bali.

Một số chính phủ trong vùng tuyên bố rõ họ coi ASEAN là cơ sở chính để giải quyết tranh chấp. Năm 2002, ASEAN làm việc với Trung Quốc và đi đến DOC - được coi là nền tảng để tránh các cuộc xung đột trong khu vực.

Có ý kiến cho rằng riêng liên quan vấn đề Biển Đông, các hội nghị ở Bali đã mang đến kết quả khác hẳn, mở ra một hành lang giải quyết những bất đồng vốn bế tắc lâu nay, đặc biệt là khi Trung Quốc và các nước ASEAN đã nhất trí về một bộ quy tắc hướng dẫn thực thi DOC để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, sau gần một thập kỷ đàm phán.

Các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và khu vực đã ca ngợi việc các bên đạt được thỏa thuận sơ bộ để giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Nhưng Trung Quốc và ASEAN có thu hẹp được bất đồng?

Theo đài truyền hình Nhật Bản NHK, cuộc họp ARF bàn về tranh chấp lãnh thổ trong vùng biển Biển Đông, đã không thu hẹp được khoảng cách giữa Trung Quốc, ASEAN và Mỹ.

Ngoại trưởng Philipines Alberto del Rosario chỉ trích Trung Quốc, nói rằng Trung Quốc đã sai khi tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ vùng Biển Đông. 1/3 các tàu thuyền di chuyển trên thế giới đi qua hải lộ chiến lược này và Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền hoàn toàn trên vùng biển này.

Ông Rosario nói hướng dẫn thực thi DOC không trực tiếp giải quyết vùng tranh chấp hay tính chất hợp lệ của đòi hỏi của Trung Quốc về chủ quyền lãnh hải cách bờ biển nước này hơn 1.000 km. Thay vào đó, ông muốn nhìn thấy một khuôn khổ rõ ràng, có thể quyết định và đo đạt được.

Bộ trưởng Del Rosario nói thêm là Philippines được khích lệ bởi quan điểm của Mỹ là các bên cần phải tuân thủ luật quốc tế để giải quyết những tranh chấp.
 

Tại Bali, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton kêu gọi tìm cách tiếp cận đa phương giải quyết vấn đề này. Bà cho rằng, từng nước cần giải thích vì sao tuyên bố chủ quyền của nước đó phù hợp với luật pháp quốc tế, và kêu gọi các bên trong vụ tranh chấp ở Biển Đông đưa ra chứng cớ pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của mình.

Nhưng sau đó, vẫn duy trì tư tưởng tiếp cận song phương, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì nói với các phóng viên rằng vấn đề này cần phải được giải quyết thông qua đối thoại hữu nghị.

Trung Quốc vẫn phản đối đưa ra bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc theo như đề nghị của ASEAN và Mỹ.

Theo giới phân tích, nội dung văn bản Quy tắc hướng dẫn thực thi DOC mà Trung Quốc và ASEAN đạt được chỉ là các bước hướng dẫn cách thức thực hiện cụ thể các điều khoản của DOC. Lâu nay, hai bên không nhất trí thông qua văn bản này là do bất đồng về cách thức tiến hành: ASEAN muốn bàn bạc, thống nhất với nhau trước, sau đó mới bàn với Trung Quốc; trong khi Trung Quốc không đồng ý bàn với ASEAN như là một khối.

Bất đồng nữa liên quan đến việc ASEAN muốn thực thi đầy đủ các điều khoản của DOC, trong khi Trung Quốc chỉ chú trọng vào các dự án hợp tác.

Hiện trong khu vực có hai cơ chế trực tiếp liên quan đến quản lý tình hình Biển Đông là Công ước luật biển 1982 và Tuyên bố DOC 2002.

Công ước luật biển 1982 là văn bản quan trọng nhất, phổ quát nhất quy định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia liên quan đến biển, trong đó bao gồm các quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến biển.

DOC được ký kết nhằm mục đích quản lý tranh chấp thông qua khuyến khích các bên kiềm chế không làm phức tạp tình hình, tăng cường xây dựng lòng tin và thúc đẩy hợp tác. Tuy nhiên, DOC là văn bản chính trị không có giá trị pháp lý nên không có giá trị ràng buộc và không có chế tài để xử lý vi phạm.

Nguyễn Viết
Tổng hợp

Các bài viết khác

  • /uploads/images/slide/main/ecplaza.jpg
  • /uploads/images/slide/main/koreazinc.jpg
  • /uploads/images/slide/main/daewoo.jpg
  • /uploads/images/slide/main/oil-korea.png
  • /uploads/images/slide/main/goldsun.png
  • /uploads/images/slide/main/cargill-r-h-black-3c.png
  • /uploads/images/slide/main/sgs.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dana-y.png
  • /uploads/images/slide/main/cng.jpg
  • /uploads/images/slide/main/xay-lap-dien-1.png
  • /uploads/images/slide/main/marubeni.jpg
  • /uploads/images/slide/main/tong-cong-ty-thep.jpg
  • /uploads/images/slide/main/formosa(1).png
  • /uploads/images/slide/main/hiep-hoi-thep.png
  • /uploads/images/slide/main/nam-phat.png
  • /uploads/images/slide/main/vinh-phuc.png
  • /uploads/images/slide/main/gang-thep-tuyen-quang.png
  • /uploads/images/slide/main/viet-trung.png
  • /uploads/images/slide/main/bao-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/vcb.png
  • /uploads/images/slide/main/link5.jpg
  • /uploads/images/slide/main/vietin.png
  • /uploads/images/slide/main/vpbank.jpg
  • /uploads/images/slide/main/shinhan(1).png
  • /uploads/images/slide/main/lien-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/ha-hoa.jpg
  • /uploads/images/slide/main/hiep-huong.png
  • /uploads/images/slide/main/gsteel.png
  • /uploads/images/slide/main/link1.jpg
  • /uploads/images/slide/main/thanh-phu.png
  • /uploads/images/slide/main/link2.jpg
  • /uploads/images/slide/main/senco.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link4.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dat-viet.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link3.jpg
  • /uploads/images/slide/main/simco.png
  • /uploads/images/slide/main/thep-ha-noi.png
  • /uploads/images/slide/main/ipc.png
  • /uploads/images/slide/main/thao-hien.png
  • /uploads/images/slide/main/sp-samson.jpg
  • /uploads/images/slide/main/samsung.png
  • /uploads/images/slide/main/smart-timing.png
  • /uploads/images/slide/main/unicoh.png
  • /uploads/images/slide/main/lirbety.png
  • /uploads/images/slide/main/chsteel.jpg
  • /uploads/images/slide/main/yangchen.jpg
  • /uploads/images/slide/main/gwan.jpg