Menu

"Đua nhau" tăng giá theo xăng dầu

26-02-2011

Sau đợt xăng dầu tăng giá mạnh vào ngày 24/2, nhiều ngành kinh doanh dịch vụ tại Hà Nội “đua nhau” tăng giá. Còn tại TP.HCM, vận tải ngành đầu tiên lên phương án thay đổi giá cước để tránh thua lỗ.

Hà Nội: “Hội chứng” tăng giá ồ ạt theo xăng, điện

Sau nhiều ngày mưa dầm, dịch vụ rửa xe ở Hà Nội “nở rộ”, cũng trùng vào thời điểm tăng giá xăng, “ăn theo” sự tăng giá này nên nhiều người được dịp “kiếm bộn” tiền.
 
Dịch vụ rửa xe tăng giá 100% (ảnh: Quỳnh Anh)
 
Dịch vụ rửa xe tại thời điểm tăng giá xăng trưa 24/2 được “quát” giá tăng 100%, giá tăng chóng mặt từ 10.000 đồng tăng lên 20.000 đồng/xe.

Chị Thu - chủ cửa hàng sửa chữa xe máy kiêm rửa xe trên phố Nguyễn Khánh Toàn, quận Cầu Giấy đưa ra lí do: “Xăng tăng giá, điện cũng tăng giá, chúng em mà không tăng tiền rửa xe thì không có công. Tăng giá từ 10.000 đồng lên 20.000 đồng là chúng em chỉ được 5.000 đồng tiền công, 15.000 đồng còn lại để trả tiền điện, tiền nước vừa đủ”.

Còn anh Trung - cửa hàng rửa xe ở phố Đào Tấn, quận Ba Đình, cho biết: “Mỗi ngày cửa hàng tôi rửa khoảng 200 xe máy và ô tô. Giá xe máy là 15.000 đồng, ô tô là 50.000 đồng. Tính lãi bao nhiêu thì không biết nói thế nào, nhưng tính trung bình thì mỗi xe cũng dư được tiền công từ 15.000 - 20.000 đồng.

Xăng dầu, điện, nước tăng giá như thế này mà không lấy giá cao hơn thì chỉ có đóng cửa tiệm. Với lại, cả khu tăng giá, mình mà không tăng theo thì cũng khó mà làm ăn nổi với các tiệm khác…”.

Khác với thời điểm trước Tết, do trời rét đậm rét hại kéo dài nên nhiều cửa hàng ăn uống và dịch vụ karaoke đồng loạt giảm giá để hút khách với mức giảm có lúc lên tới 60%. Sau Tết, cùng những bữa tiệc của “tháng ăn chơi” chưa dứt thì “sức nóng” của việc giá xăng dầu tăng đã tạo điều kiện cho các cửa hàng này tuyên bố tăng giá. Nhiều quán karaoke ở Chùa Láng và Đê La Thành tăng 20% giá dịch vụ phòng ốc.

Tại Hà Nội, tuy các doanh nghiệp vận tải chưa công bố chính thực về các phương án cụ thể đối với việc tăng giá cước, nhưng hoạt động vận tải taxi tự do, taxi “dù” đã “rục rịch” tăng giá thêm 10 - 20% từ khi xăng nhận lệnh bán ra 19.300 đồng/lit.

Anh Kiên - lái xe taxi tư nhân tại cầu Diễn, Hà Nội cho biết: “Chúng tôi làm tư, đón khách dọc đường và chủ yếu chạy ra ngoại thành nên được mối nào thì hay mối đó, không có ai hỗ trợ giá, không có ai quản lý giá sàn nên tùy tình hình thị trường mà điều chỉnh cho phù hợp với công sức bỏ ra thôi. Hãng tư nhân của tôi đã tăng trước 20% giá vé. Chắc chắn các hãng khác rồi cũng sẽ tăng mà thôi”.

Thị trường hàng tiêu dùng vốn có những “biến động” do giá vàng, USD thì nay chuyện xăng và điện tăng giá cũng tạo ra cái “cớ” cho giới tư thương “nhảy giá” liên tục.

Ghi nhận của PV Dân trí sáng 26/2 tại một số khu chợ bán lẻ cho thấy, các mặt hàng đồ khô, hải sản tươi sống cũng “nhích” giá nhẹ 5%. Lý giải về điều này, các tư thương cho rằng đó là sự tăng giá tự nhiên khi thị trường mọi mặt bị tác động và chịu ảnh hưởng lớn từ xăng dầu và điện, nước.

TPHCM: Giá cước vận tải tăng 10%

Với mức tăng rất cao (khoảng 20%) ở cả 3 mặt hàng xăng, dầu diesel và dầu hỏa, vận tải là 1 trong những ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vì nhiên liệu chiếm phần rất lớn trong chi phí kinh doanh của ngành.

Theo ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TPHCM thì xăng chiếm đến 30% chi phí giá cước taxi. Do vậy, với đợt tăng giá xăng vừa qua, các hãng taxi phải tăng giá lên thêm 10% mới cân bằng được hoạt động kinh doanh. Mấy ngày qua các doanh nghiệp đều phải chịu lỗ.
 
Ngành vận tải chịu ảnh hưởng đầu tiên khi giá xăng dầu tăng cao

Còn theo Hiệp hội Vận tải hàng hóa TPHCM thì giá dầu chiếm khoảng 40% giá cước vận tải. Do vậy, áp lực tăng giá cước của ngành vận tải khi giá dầu tăng trong đợt vừa qua là rất lớn. Nếu tính đủ thì các hãng vận tải phải tăng giá cước ít nhất 15% thì mới có được mức lợi nhuận như trước khi giá dầu tăng đợt 24/2.

Hiện nhiều doanh nghiệp vận tải đang phải cố gắng chịu lỗ để duy trì hoạt động. Vì hầu hết các đơn hàng vận tải đều được ký kết từ đầu tháng, muốn tăng giá cước thì các doanh nghiệp vận tải phải chờ đến đầu tháng sau mới thỏa thuận lại với khách hàng.

Ngoài ra, từ cuối năm 2010, giá nhiều loại phụ tùng xe tải đã tăng làm tăng chi phí vận tải không nhỏ nhưng các doanh nghiệp chưa tăng giá cước mà cố gắng giảm lợi nhuận, hợp lý chi phí để cạnh tranh. Tuy nhiên, trong đợt tăng giá cước sau khi giá xăng dầu tăng này có thể chi phí trên cũng sẽ được tính vào và mức tăng giá cước vận tải sẽ không dừng ở con số 15%.

Theo ông Thái Văn Chung, tổng thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM thì hiện nhiều doanh nghiệp vận tải đã có dự kiến sẽ tăng giá cước thêm 15 - 20% trong tháng tới.

Ông Tạ Long Hỷ cho biết là nhiều doanh nghiệp taxi đang lên phương án tăng giá 10%, tức là khoảng 1.000 đồng/1km. Nhưng ông cũng lo lắng giá cước taxi cao quá thì khó khuyến khích phát triển lượng hành khách.

Còn các doanh nghiệp vận tải hành khách đường dài chưa có doanh nghiệp nào đăng ký tăng giá cước vì hầu hết vẫn còn đang giữ giá cước khá cao từ dịp Tết. Nhưng khi ổn định giá, có thể giá cước sẽ tăng khoảng 10% so với giá cước ngày thường cuối năm 2010.

Phía Trung tâm Quản lý và điều hành Vận tải hành khách công cộng TP thì khẳng định giá xe buýt sẽ không tăng vì TP vừa mới tăng giá xe buýt thêm 1.000 đồng/vé từ ngày 1/1/2011.

Tuy nhiên, nhiều chủ hợp tác xã lo lắng ngành xe buýt sẽ lâm vào tình trạng khó khăn vì giá xe buýt tăng đợt 1/1/2011 là dựa vào đơn giá xăng từ năm trước. Nay giá xăng dầu tăng cao như vậy thì mỗi ngày các chủ xe phải chịu thêm 1 khoản rất lớn.

Theo trình tự thì các doanh nghiệp cần khoảng 10 ngày để hoàn tất các thủ tục xin tăng giá cước. Do vậy, dự kiến giá cước của các ngành vận tải sẽ lần lượt bắt đầu tăng từ đầu tháng 3 cho đến giữa tháng 3.

Theo: Dantri

Các bài viết khác

  • /uploads/images/slide/main/ecplaza.jpg
  • /uploads/images/slide/main/koreazinc.jpg
  • /uploads/images/slide/main/daewoo.jpg
  • /uploads/images/slide/main/oil-korea.png
  • /uploads/images/slide/main/goldsun.png
  • /uploads/images/slide/main/cargill-r-h-black-3c.png
  • /uploads/images/slide/main/sgs.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dana-y.png
  • /uploads/images/slide/main/cng.jpg
  • /uploads/images/slide/main/xay-lap-dien-1.png
  • /uploads/images/slide/main/marubeni.jpg
  • /uploads/images/slide/main/tong-cong-ty-thep.jpg
  • /uploads/images/slide/main/formosa(1).png
  • /uploads/images/slide/main/hiep-hoi-thep.png
  • /uploads/images/slide/main/nam-phat.png
  • /uploads/images/slide/main/vinh-phuc.png
  • /uploads/images/slide/main/gang-thep-tuyen-quang.png
  • /uploads/images/slide/main/viet-trung.png
  • /uploads/images/slide/main/bao-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/vcb.png
  • /uploads/images/slide/main/link5.jpg
  • /uploads/images/slide/main/vietin.png
  • /uploads/images/slide/main/vpbank.jpg
  • /uploads/images/slide/main/shinhan(1).png
  • /uploads/images/slide/main/lien-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/ha-hoa.jpg
  • /uploads/images/slide/main/hiep-huong.png
  • /uploads/images/slide/main/gsteel.png
  • /uploads/images/slide/main/link1.jpg
  • /uploads/images/slide/main/thanh-phu.png
  • /uploads/images/slide/main/link2.jpg
  • /uploads/images/slide/main/senco.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link4.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dat-viet.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link3.jpg
  • /uploads/images/slide/main/simco.png
  • /uploads/images/slide/main/thep-ha-noi.png
  • /uploads/images/slide/main/ipc.png
  • /uploads/images/slide/main/thao-hien.png
  • /uploads/images/slide/main/sp-samson.jpg
  • /uploads/images/slide/main/samsung.png
  • /uploads/images/slide/main/smart-timing.png
  • /uploads/images/slide/main/unicoh.png
  • /uploads/images/slide/main/lirbety.png
  • /uploads/images/slide/main/chsteel.jpg
  • /uploads/images/slide/main/yangchen.jpg
  • /uploads/images/slide/main/gwan.jpg