Menu

Sắt thép nội đuối sức

20-05-2015

Từ đầu năm 2015 đến nay, xuất khẩu sắt thép và sản phẩm từ sắt thép của Đồng Nai cũng như cả nước liên tục giảm, trong khi nhập khẩu các loại sắt thép và sản phẩm từ sắt thép lại tăng mạnh. Cuộc cạnh tranh giành thị trường giữa sắt thép nội và ngoại khá gay gắt.

Theo Cục Thống kê Đồng Nai, trong 4 tháng đầu năm 2015, Đồng Nai xuất khẩu sắt thép, sản phẩm từ sắt thép khoảng 227 triệu USD, giảm gần 20%, song lại nhập khẩu trên 403 triệu USD (tăng gần 20%). Như vậy, ở nhóm hàng này Đồng Nai đang phải nhập siêu 176 triệu USD. Nhiều doanh nghiệp Việt sản xuất trên lĩnh vực này đang phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các sắt thép và sản phẩm sắt thép nhập ngoại, trong đó chủ yếu là sắt thép, sản phẩm sắt thép từ Trung Quốc.

Nhập khẩu tăng mạnh

Từ đầu năm 2015, thị trường nội địa tiêu thụ mặt hàng sắt thép khá tốt, giá bán tại nguồn duy trì ổn định và nhiều dự án lớn đã khởi công. Đây là cơ hội thuận lợi để các nhà sản xuất trong nước bán lượng hàng tồn kho và tăng sản lượng. Tuy nhiên, sản phẩm sắt thép trong nước lại bị sắt thép ngoại giá rẻ cạnh tranh dành gần hết cơ hội.

Thông tin từ Bộ Công thương, nhập khẩu thép về Việt Nam trong 4 tháng đầu năm tăng 30% về lượng, đặc biệt giá trị kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm từ sắt thép tăng hơn 63%. Ông Phạm Phú Nguyên, Trưởng phòng Vật tư kinh doanh của Công ty cổ phần thép Biên Hòa (Vicasa) ở Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (TP.Biên Hòa), cho hay: “Từ đầu năm đến nay, sắt thép ngoại tràn vào Việt Nam nhiều, đặc biệt thép giá rẻ Trung Quốc, đã gây khó khăn cho các nhà sản xuất thép nội địa, trong đó có Vicasa. Tuy thép Trung Quốc chất lượng kém so với sắt thép sản xuất trong nước, nhưng vì giá rẻ hơn 1-2 triệu đồng/tấn nên vẫn được thị trường tiêu thụ nhiều”. Đại diện một số doanh nghiệp xuất khẩu sắt thép và sản phẩm từ sắt thép cho biết, với ưu thế giá rẻ sắt thép Trung Quốc còn chiếm lĩnh cả những thị trường xuất khẩu dễ tính của Việt Nam khiến xuất khẩu mặt hàng này thời gian qua giảm sâu.

Ông Dương Quang Bình, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn thép Tiến Lên ở phường Tân Hiệp (TP.Biên Hòa), nhận xét: “Chi phí đầu vào cho sản xuất thời gian qua tăng do giá điện, công vận chuyển tăng, nhưng công ty cũng như các nhà sản xuất thép trong nước vẫn phải giữ nguyên giá bán để cạnh tranh với thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản”. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Hàn Quốc, Nhật Bản đã ký kết, thuế nhiều mặt hàng nhập khẩu đã và đang về 0% khiến cho ngành sắt thép nội địa cùng lúc chịu cạnh tranh với nhiều đối thủ nặng ký.

Cạnh tranh nhiều đối thủ

Không chỉ cạnh tranh với thép giá rẻ Trung Quốc, gần đây doanh nghiệp thép nội địa còn cạnh tranh với thép từ Hàn Quốc, Nhật Bản nhập khẩu với số lượng lớn vào Việt Nam, trong đó cuộc cạnh tranh với thép Trung Quốc là gay gắt hơn cả. Tìm hiểu ở một số công ty xây dựng, chủ thầu hầu hết đều khẳng định, sắt thép của Trung Quốc chất lượng, kích thước phần lớn kém xa hàng Việt, nhưng vì giá rẻ nên nhiều công trình, dự án vẫn sử dụng.

Bà Thu Vân, Giám đốc Công ty cổ phần Quốc Phú Gia trên đường Nguyễn Ái Quốc, phường Quang Vinh (TP.Biên Hòa), chia sẻ: “Sắt thép Trung Quốc chất lượng rất kém, chỉ để ngoài trời khoảng 1 tháng là gỉ sét nên những người xây dựng nhà nếu tự chọn vật liệu thì ít sử dụng. Song mặt hàng này vẫn bán chạy là do nhiều công trình thường khoán trắng cho đơn vị thi công và để hạ giá thành, tăng lợi nhuận các nhà thầu vẫn sử dụng loại thép trên”.

Ông Lê Nghiêm Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm xây dựng và vật liệu xây dựng Biên Hòa ở phường Quang Vinh (TP.Biên Hòa), nói: “Các nhà thầu đều biết thép Trung Quốc chất lượng kém, dùng xây dựng nhà kiên cố có tầng lầu sẽ không đảm bảo vì hàm lượng thiếc nhiều, cường độ chịu lực thấp. Nhưng nếu chủ nhà không chú ý, giao phó việc chọn vật liệu xây dựng cho nhà thầu, họ sẽ chọn loại thép này vì giá rẻ”. Ông Tuấn cũng cho biết thêm, để giữ uy tín, cửa hàng của trung tâm chỉ bán các mặt hàng sắt thép có thương hiệu như: Việt Nhật, Polima,... Mặt khác, khi xây dựng chủ nhà nên hợp đồng rõ với chủ thầu loại sắt thép và kiểm soát kỹ để tránh dùng phải thép không đảm bảo chất lượng...

Sắt thép nhập từ Hàn Quốc, Nhật Bản vào Việt Nam từ đầu năm đến nay tăng mạnh và dự kiến sẽ còn tăng cao khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc chính thức ký kết. Hiện nhu cầu sử dụng thép hợp kim dùng trong xây dựng rất lớn, song hầu như chưa doanh nghiệp Việt nào sản xuất được, chưa kể loại thép này giá rẻ hơn nhiều so với thép dùng trong xây dựng trong nước nên doanh nghiệp Việt đang mất dần lợi thế cạnh tranh ngay sân nhà. Theo Tổng cục Hải quan, năm 2014 Việt Nam nhập khẩu 11 triệu tấn sắt thép, có đến 5 triệu tấn thép hợp kim. Trong 4 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã bỏ ra 2,2 tỷ USD để nhập khẩu sắt thép các loại.

Theo: Bảo vệ pháp luật

Các bài viết khác

  • /uploads/images/slide/main/ecplaza.jpg
  • /uploads/images/slide/main/koreazinc.jpg
  • /uploads/images/slide/main/daewoo.jpg
  • /uploads/images/slide/main/oil-korea.png
  • /uploads/images/slide/main/goldsun.png
  • /uploads/images/slide/main/cargill-r-h-black-3c.png
  • /uploads/images/slide/main/sgs.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dana-y.png
  • /uploads/images/slide/main/cng.jpg
  • /uploads/images/slide/main/xay-lap-dien-1.png
  • /uploads/images/slide/main/marubeni.jpg
  • /uploads/images/slide/main/tong-cong-ty-thep.jpg
  • /uploads/images/slide/main/formosa(1).png
  • /uploads/images/slide/main/hiep-hoi-thep.png
  • /uploads/images/slide/main/nam-phat.png
  • /uploads/images/slide/main/vinh-phuc.png
  • /uploads/images/slide/main/gang-thep-tuyen-quang.png
  • /uploads/images/slide/main/viet-trung.png
  • /uploads/images/slide/main/bao-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/vcb.png
  • /uploads/images/slide/main/link5.jpg
  • /uploads/images/slide/main/vietin.png
  • /uploads/images/slide/main/vpbank.jpg
  • /uploads/images/slide/main/shinhan(1).png
  • /uploads/images/slide/main/lien-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/ha-hoa.jpg
  • /uploads/images/slide/main/hiep-huong.png
  • /uploads/images/slide/main/gsteel.png
  • /uploads/images/slide/main/link1.jpg
  • /uploads/images/slide/main/thanh-phu.png
  • /uploads/images/slide/main/link2.jpg
  • /uploads/images/slide/main/senco.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link4.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dat-viet.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link3.jpg
  • /uploads/images/slide/main/simco.png
  • /uploads/images/slide/main/thep-ha-noi.png
  • /uploads/images/slide/main/ipc.png
  • /uploads/images/slide/main/thao-hien.png
  • /uploads/images/slide/main/sp-samson.jpg
  • /uploads/images/slide/main/samsung.png
  • /uploads/images/slide/main/smart-timing.png
  • /uploads/images/slide/main/unicoh.png
  • /uploads/images/slide/main/lirbety.png
  • /uploads/images/slide/main/chsteel.jpg
  • /uploads/images/slide/main/yangchen.jpg
  • /uploads/images/slide/main/gwan.jpg