Menu

Hệ lụy từ việc thép tăng trưởng âm

22-07-2011

Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, tiêu thụ thép trong nửa đầu năm 2011 có mức tăng trưởng âm và khó khăn sẽ còn kéo dài tới hết cả năm.

Cụ thể, lượng tiêu thụ biểu kiến (sản xuất trong nước cộng với nhập khẩu, trừ đi xuất khẩu) đối với thép xây dựng 6 tháng đầu năm 2011 đạt 3.153.000 tấn, so với 6 tháng 2010 đạt 2.926.000 tấn, vẫn có tăng trưởng mức 7,74%; tuy nhiên tiêu thụ thép dẹt giảm mạnh, cả 6 tháng đầu năm 2011 chỉ đạt 1.228.000 tấn, trong khi 6 tháng năm 2010 đạt 1.800.000 tấn, giảm 32%.

Các loại thép khác có lượng tiêu thụ đạt 420.000 tấn, tăng 68% so với cùng kỳ 2010.

Tiêu thụ thép dẹt giảm mạnh đã ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ chung của các sản phẩm thép. Mặc dù thép xây dựng và các loại thép khác vẫn có tăng trưởng, nhưng không bù đắp nổi, dẫn đến 6 tháng đầu năm thép có mức tăng trưởng âm 3,5% so với cùng kỳ 2010. Cụ thể tổng lượng thép tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2011 là 4,8 triệu tấn, trong khi 6 tháng đầu năm 2010 là xấp xỉ 5 triệu tấn.

Điều đặc biệt là bắt đầu từ tháng 5/2011, thép tiêu thụ giảm mạnh, kể cả thép xây dựng.

Theo ông Lê Huy Tam, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, tình hình kinh tế 6 tháng cuối năm được cho là vẫn còn nhiều khó khăn, lạm phát vẫn cao và chính sách tiền tệ vẫn còn thắt chặt. Điều này tác động tới tất cả các ngành sản xuất và dự báo ngành thép còn gặp khó khăn.

 

Thông thường các tháng 6,7,8, là thời kỳ tiêu thụ thép giảm, nhưng năm nay giảm sớm hơn (từ tháng 5) và giảm mạnh (tháng 6). Dự báo các tháng 7,8 mức độ giảm vẫn khá mạnh, tiêu thụ khó vượt qua ngưỡng 300.000 tấn/tháng.

Chỉ còn 3 tháng cuối năm là hy vọng tiêu thụ tăng. Nhưng với tình hình kinh tế như đã nói thì tiêu thụ thép cũng khó tăng lớn và khó bù lại được với những tháng tiêu thụ đang giảm mạnh như hiện nay.

Năm 2010, tổng tiêu thụ thép cả nước đạt 11,13 triệu tấn, sang năm nay, lượng tiêu thụ dự báo khó có thể vượt qua con số này và ngành thép có thể lại chịu một tăng trưởng âm nữa, ông Tam nói.

Hiện nay tổng công suất toàn ngành thép xây dựng đạt mức 9 triệu tấn, nhưng tiêu thụ chậm dẫn tới dư thừa công suất lớn, các nhà máy trong Hiệp hội Thép đều đã phải giãn tiến độ sản xuất.

Thép tăng trưởng âm không chỉ gây khó khăn cho chính ngành sản xuất này, mà qua đó còn thấy nhiều ngành sản xuất khác cũng đang phải hứng chịu những tác động. Điều đáng quan tâm là thép dẹt có mức tiêu thụ giảm mạnh.
Thép dẹt vốn là nguyên liệu chính cho nhiều ngành công nghiệp như đóng tàu, ô tô, xe máy, đồ gia dụng... Năm 2010 tiêu thụ thép dẹt chiếm gần 40% tổng lượng thép cả nước, nhưng với mức giảm mạnh như hiện nay báo hiệu sự khó khăn của các ngành sản xuất khác.

Khi thép tăng trưởng âm, sẽ ảnh đến tăng trưởng chung của lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, qua đó sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP. Theo số liệu thống kê, tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng 6 tháng đầu năm 2011 chỉ trên 6%, trong khi muốn GDP tăng trưởng cao thì công nghiệp xây dựng phải có mức tăng từ 8% trở lên.

Năm 2008, khủng hoảng kinh tế xảy ra, ngành thép đã phải chịu mức tăng trưởng âm 8%, khi đó tăng trưởng chung của lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chỉ ở mức 6,33%, thấp hơn hẳn so với 2007 (tăng trưởng 10,6%).

Tác động của khủng hoảng kinh tế kéo sang năm 2009 khiến GDP chỉ còn tăng 5,32%, trong đó công nghiệp và xây dựng tăng ở mức thấp 5,52%.

Tuy nhiên 2008 và 2009 còn có các gói kích cầu của Chính phủ với hơn 1 tỷ USD, sản xuất được khuyến khích phát triển, việc tiếp cận nguồn vốn rất dễ dàng, lãi suất thấp... chứ không như tình hình hiện nay khi chính sách tín dụng thắt chặt.

Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2011chỉ ở mức 7% và cả năm dự kiến không vượt quá 20% thì các khó khăn sẽ còn lớn hơn.

Nguồn tin: (VEF.VN)

Các bài viết khác

  • /uploads/images/slide/main/ecplaza.jpg
  • /uploads/images/slide/main/koreazinc.jpg
  • /uploads/images/slide/main/daewoo.jpg
  • /uploads/images/slide/main/oil-korea.png
  • /uploads/images/slide/main/goldsun.png
  • /uploads/images/slide/main/cargill-r-h-black-3c.png
  • /uploads/images/slide/main/sgs.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dana-y.png
  • /uploads/images/slide/main/cng.jpg
  • /uploads/images/slide/main/xay-lap-dien-1.png
  • /uploads/images/slide/main/marubeni.jpg
  • /uploads/images/slide/main/tong-cong-ty-thep.jpg
  • /uploads/images/slide/main/formosa(1).png
  • /uploads/images/slide/main/hiep-hoi-thep.png
  • /uploads/images/slide/main/nam-phat.png
  • /uploads/images/slide/main/vinh-phuc.png
  • /uploads/images/slide/main/gang-thep-tuyen-quang.png
  • /uploads/images/slide/main/viet-trung.png
  • /uploads/images/slide/main/bao-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/vcb.png
  • /uploads/images/slide/main/link5.jpg
  • /uploads/images/slide/main/vietin.png
  • /uploads/images/slide/main/vpbank.jpg
  • /uploads/images/slide/main/shinhan(1).png
  • /uploads/images/slide/main/lien-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/ha-hoa.jpg
  • /uploads/images/slide/main/hiep-huong.png
  • /uploads/images/slide/main/gsteel.png
  • /uploads/images/slide/main/link1.jpg
  • /uploads/images/slide/main/thanh-phu.png
  • /uploads/images/slide/main/link2.jpg
  • /uploads/images/slide/main/senco.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link4.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dat-viet.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link3.jpg
  • /uploads/images/slide/main/simco.png
  • /uploads/images/slide/main/thep-ha-noi.png
  • /uploads/images/slide/main/ipc.png
  • /uploads/images/slide/main/thao-hien.png
  • /uploads/images/slide/main/sp-samson.jpg
  • /uploads/images/slide/main/samsung.png
  • /uploads/images/slide/main/smart-timing.png
  • /uploads/images/slide/main/unicoh.png
  • /uploads/images/slide/main/lirbety.png
  • /uploads/images/slide/main/chsteel.jpg
  • /uploads/images/slide/main/yangchen.jpg
  • /uploads/images/slide/main/gwan.jpg