Menu

TÔN MẠ HƯỞNG LỢI, THÉP TIẾP TỤC KHÓ KHĂN TRONG QUÝ 2

Các nhà sản xuất tôn mạ có thể đạt được biên lợi nhuận tốt hơn trong quý 2.2022 nhờ chốt hợp đồng xuất khẩu sang châu Âu vào thời điểm giá cao. Ngược lại, các nhà sản xuất thép tiếp tục đối diện với nhiều thách thức.

Trong báo cáo cập nhật triển vọng ngành thép vừa công bố, Chứng khoán Rồng Việt - VDSC cho rằng giá thép đang chịu áp lực trong ngắn hạn và có thể tăng trở lại trong nửa cuối năm 2022.

Giá thép sẽ phục hồi vào cuối năm nay

Quý đầu tiên của năm 2022 là thời điểm khó khăn đối với ngành sản xuất thép trên toàn cầu. Tổng sản lượng thép thô toàn cầu trong giai đoạn này đạt 456,6 triệu tấn, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2021, theo số liệu từ ​​Hiệp hội Thép Thế giới (World Steel).

Tại châu Âu, giá thép đang giảm dần sau khi lập đỉnh trong tháng 4 vừa qua. Những ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine đã làm thiếu hụt nguồn cung tại thị trường này. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất thép có xu hướng tăng ở châu Âu do giá năng lượng tăng cao. Giá mặt hàng thép cuộn cán nóng HRC tại châu Âu từ đầu tháng 3 đến đầu tháng 4 tăng vọt từ 1.068 USD/tấn lên 1.584 USD/tấn.

Từ giữa tháng 4 đến nay, giá thép cuộn cán nóng HRC liên tục giảm, hiện đang ở mức 1.300 USD/tấn. Đối với các hợp đồng giao sau, giá mặt hàng này hiện chốt quanh mức 1.000 USD/tấn giao sau 2 tháng và 960-970 USD/tấn giao sau 3 tháng.

Với các yếu tố như giá năng lượng cao, đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn cầu đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thép dùng trong sản xuất ô tô và đồ điện gia dụng. Hiệp hội thép châu Âu gần đây đã đưa ra dự báo tiêu thụ thép của khu vực có thể giảm 1,9% trong năm nay thay vì tăng 3,2% như dự báo đưa ra trong tháng 2 vừa qua.

Tuy nhiên, theo đánh giá của VDSC, việc Trung Quốc mở cửa kinh tế trở lại có thể là chất xúc tác cho giá thép phục hồi. Hiện Trung Quốc đã cho phép mở cửa kinh tế trở lại kết hợp với các chính sách đẩy mạnh đầu tư cho tăng trưởng của nước này trong nửa cuối năm có thể giúp giá thép cũng như giá các nguyên liệu sản xuất thép sớm phục hồi trên toàn cầu.

Mặt khác, VDSC cũng kỳ vọng giá thép trong nước giảm sẽ khuyến khích nhu cầu trở lại sau khoảng thời gian trầm lắng từ đầu tháng 4 đến nay.

Cụ thể, sau đà tăng liên tiếp từ đầu năm đến nay, giá thép xây dựng trong nước đồng loạt giảm 300.000-920.000 đồng/tấn từ giữa tháng 5. Hiện mặt bằng giá thép giảm về mức trên dưới 18 triệu đồng mỗi tấn, tùy loại và thương hiệu.

Lý giải nguyên nhân thép hạ nhiệt, Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng giá phôi thép và nguyên liệu đầu vào trên các sàn giao dịch quốc tế xu hướng đi xuống là yếu tố trực tiếp tác động đến giá thép trong nước. Tuy nhiên, hiện nguồn nguyên liệu trong nước mới đáp ứng từ 20-30% nhu cầu sản xuất, còn lại vẫn phụ thuộc nhập khẩu. Do đó, giá thép tại Việt Nam gần như phụ thuộc hoàn toàn vào giá nguyên liệu thế giới.

Lợi nhuận nhóm tôm mạ sẽ tăng trưởng tốt

Chứng khoán VDSC nhận định các nhà sản xuất tôn mạ có thể đạt được biên lợi nhuận tốt hơn trong quý 2 nhờ việc chốt được hợp đồng xuất khẩu sang châu Âu vào thời điểm giá cao.

Cụ thể, chi phí sản xuất thép ở châu Âu có xu hướng tăng do giá năng lượng tăng cao. Ngoài ra, do nhu cầu phục hồi sau và chênh lệch giá thép cuộn cán nóng HRC giữa châu Âu và Việt Nam ngày càng tăng sẽ giúp biên lợi nhuận gộp các nhà máy sản xuất tôn mạ như Nam Kim, Hoa Sen có tăng trưởng tốt trong giai đoạn quý 2.

Hiện chênh lệch giá mặt hàng HRC tại châu Âu-Việt Nam tăng từ 256 USD/tấn vào đầu tháng 2 lên 667 USD/tấn tại thời điểm cuối tháng 3 và điều chỉnh về mức 405 USD/tấn ngày 20.5.

Được biết, Thép Nam Kim đã nhận đủ đơn hàng xuất khẩu đến hết tháng 5/2022. Hòa Phát cũng cho biết đã nhận đơn hàng xuất khẩu thép xây dựng đến tháng 5 với tổng khối lượng 720.000 tấn.

Tuy nhiên, mức sản lượng thép xuất khẩu cao trong giai đoạn trước sẽ khó lặp lại do các đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, kết hợp với nhu cầu suy giảm do lạm phát kỷ lục tại châu Âu. Ngoài ra, xuất khẩu thép trong nước cũng đang vấp phải sự cạnh tranh tại Mỹ gia tăng do nước này đã nới lỏng chính sách thuế quan với thép Nhật và châu Âu.

Các nhà sản xuất lớn gặp khó

Một số nhà sản xuất thép lớn trong nước được dự đoán sẽ gặp nhiều thách thức trong thời gian tới do giá than luyện cốc tăng mạnh, VDSC nhận định.

Hiện nay, giá than luyện cốc tăng mạnh sẽ là một thách thức cho biên lợi nhuận đối với các nhà sản xuất lớn như Hòa Phát và Formosa.

Trong khi các nước châu Âu và Nhật Bản tìm kiếm nguồn cung than thay thế cho Nga, Ấn Độ cũng tăng cường mua than dự trữ và Trung Quốc mới đây đã giảm thuế nhập khẩu than từ mức 3-6% về 0% từ tháng 5.2022 đến tháng 3.2023. Mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ đang chuyển hướng sang nguồn than rẻ từ Nga nhưng giá than thế giới vẫn neo ở mức hơn 500 USD/tấn do nguồn cung hạn chế tại Úc.

Giá than lên cao sẽ ảnh hưởng đến các lò cao tại Việt Nam khi lượng than từ Australia chiếm phần lớn tổng lượng than nhập khẩu. Theo đó, chi phí sản xuất phôi của các lò cao có thể tăng lên đáng kể.

Triển vọng giá bán cũng như biên lợi nhuận của các nhà sản xuất lớn như Hòa Phát, Formosa sẽ phụ thuộc vào mức tồn kho của người mua tại châu Âu và thời điểm mua nguyên liệu HRC của doanh nghiệp.

Mới đây, Formosa và Hòa Phát đã công bố giá thép cuộn cán nóng HRC cho đợt giao hàng tháng 7 với các mức giảm giá khá sâu. Cụ thể, Formosa thông báo giảm 95 USD/tấn đối với sản phẩm SAE 1006 HRC xuống còn 860 USD/tấn. Giá của nhà máy của loại SS400 có giá bán mới là 850 USD/tấn.

Chứng khoán VDSC cho rằng giá các mặt hàng quặng sắt và giá phế đang giảm sẽ chỉ là xu hướng ngắn hạn và sẽ sớm quay đầu khi nền kinh tế Trung Quốc vận hành trở lại.

Mới đây, trong ĐHĐCĐ thường niên, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long cho rằng ngành thép năm nay sẽ rất khó khăn, không còn thuận lợi như những năm trước do nhu cầu giảm trong khi nguồn cung không đổi. Điều này sẽ gây áp lực lên giá thép từ nay đến cuối năm.

Nguồn tin: CafeLand

Các bài viết khác

  • /uploads/images/slide/main/ecplaza.jpg
  • /uploads/images/slide/main/koreazinc.jpg
  • /uploads/images/slide/main/daewoo.jpg
  • /uploads/images/slide/main/oil-korea.png
  • /uploads/images/slide/main/goldsun.png
  • /uploads/images/slide/main/cargill-r-h-black-3c.png
  • /uploads/images/slide/main/sgs.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dana-y.png
  • /uploads/images/slide/main/cng.jpg
  • /uploads/images/slide/main/xay-lap-dien-1.png
  • /uploads/images/slide/main/marubeni.jpg
  • /uploads/images/slide/main/tong-cong-ty-thep.jpg
  • /uploads/images/slide/main/formosa(1).png
  • /uploads/images/slide/main/hiep-hoi-thep.png
  • /uploads/images/slide/main/nam-phat.png
  • /uploads/images/slide/main/vinh-phuc.png
  • /uploads/images/slide/main/gang-thep-tuyen-quang.png
  • /uploads/images/slide/main/viet-trung.png
  • /uploads/images/slide/main/bao-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/vcb.png
  • /uploads/images/slide/main/link5.jpg
  • /uploads/images/slide/main/vietin.png
  • /uploads/images/slide/main/vpbank.jpg
  • /uploads/images/slide/main/shinhan(1).png
  • /uploads/images/slide/main/lien-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/ha-hoa.jpg
  • /uploads/images/slide/main/hiep-huong.png
  • /uploads/images/slide/main/gsteel.png
  • /uploads/images/slide/main/link1.jpg
  • /uploads/images/slide/main/thanh-phu.png
  • /uploads/images/slide/main/link2.jpg
  • /uploads/images/slide/main/senco.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link4.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dat-viet.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link3.jpg
  • /uploads/images/slide/main/simco.png
  • /uploads/images/slide/main/thep-ha-noi.png
  • /uploads/images/slide/main/ipc.png
  • /uploads/images/slide/main/thao-hien.png
  • /uploads/images/slide/main/sp-samson.jpg
  • /uploads/images/slide/main/samsung.png
  • /uploads/images/slide/main/smart-timing.png
  • /uploads/images/slide/main/unicoh.png
  • /uploads/images/slide/main/lirbety.png
  • /uploads/images/slide/main/chsteel.jpg
  • /uploads/images/slide/main/yangchen.jpg
  • /uploads/images/slide/main/gwan.jpg