Menu

"Vã mồ hôi" vì hóa đơn điện cao đột biến

24-06-2015

Dù đã tiết kiệm tới mức tối đa, nhiều người dân tại Hà Nội vẫn méo mặt với hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng đột biến. 

"Trăm phương nghìn kế" vẫn... sốc

Toát mồ hôi hột đang là trạng thái chung của nhiều người dân Hà Nội khi nhận được thông báo cước tiền điện tháng 6. Cầm trên tay hai tờ hóa đơn thanh toán tiền điện tháng 5 và tháng 6, ông Nguyễn Xuân Quang (trú tại Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội) bần thần: "Hóa đơn tiền điện của hộ gia đình tôi tháng 6 năm 2015 tăng rất nhiều, tổng tiền điện phải trả tháng này lên tới 3,8 triệu đồng, tăng hơn 1,4 triệu so với tháng trước. Đã nhiều ngày trôi qua, cả xóm tôi lao xao mà chẳng ai lý giải nổi".

Ông Quang cho biết, gia đình chỉ có 2 điều hòa, nhưng chỉ bật ban đêm những hôm trời nắng nóng cục bộ, còn rất ít khi sử dụng. Những thiết bị sử dụng thường xuyên chỉ là tủ lạnh, điện chiếu sáng từ 17h chiều đến 23h đêm, ngoài ra các thiết bị quạt, tivi cũng thỉnh thoảng mới sử dụng.

 

EVN Hà Nội: Hóa đơn tiền điện tăng đột biến chỉ xảy ra ở hộ tiêu thụ nhiều (đợi TTKTS duyệt)

Hóa đơn tiền điện của gia đình ông Quang tháng 6 lên tới 3,8 triệu so với 2,4 triệu tháng 5/2015

 

“Ý thức được tháng nắng nóng điện có thể tăng cao nên gia đình đã ngủ chung một phòng để chạy điều hòa, giảm tối đa xem tivi vì các cháu đều phải đi học nhưng hóa đơn ghi kWh tháng 6/2015 vẫn tăng cao một cách đột biến”, ông Quang phân trần.

Ngoài hộ ông Quang, gia đình chị Thúy (Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội) cũng có hóa đơn tiền điện tháng 6/2015 tăng phi mã, với giá tiền phải trả lên đến gần 3 triệu đồng. Chị Thủy bức xúc, nói: “Nhà chỉ có 5 người, mẹ chồng, hai vợ chồng và hai cháu nhỏ.  Hai vợ chồng đi làm cả ngày, các cháu cũng đến lớp cả ngày, mẹ tôi cũng chạy chợ. Gia đình chỉ sử dụng điện vào chút ít buổi trưa và buổi tối từ 18h đến 22h đêm. Thiết bị điện cũng nhiều nhặn gì, chỉ hai chiếc điều hòa 9.000 BTU, 1 chiếc tivi, tủ lạnh và hai chiếc quạt”.

“Điều hòa chỉ sử dụng những hôm nắng nóng bởi mẹ tôi không quen dùng, hai vợ chồng và hai con nhỏ chỉ dùng hẹn giờ đến 3h đêm là tắt đi… Nhưng khi nhận hóa đơn tiền điện gấp 2 lần tháng 5, hai vợ chồng sững người”, chị Thủy cho biết.

 

Đại diện một doanh nghiệp có trụ sở tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) cũng cho biết, anh và nhân viên công ty nhiều ngày nay đã phải "tự vấn lương tâm" mà vẫn không thể hiểu nổi tại sao, tiền điện của đơn vị tăng lên hàng triệu đồng. "Ngay từ trước đợt nắng nóng, chúng tôi đã đưa ra những quy định rất khắt khe, quán triệt triệt để việc tiết kiệm. Thậm chí, rà soát kiểm tra thường xuyên nhưng... vẫn tăng. Thôi thế này thì đành chịu".

Nguyên nhân do thời tiết

 

Theo đại diện của EVN Hà Nội, “thủ phạm” chính trực tiếp khiến hóa đơn tiền điện gia tăng là do nắng nóng cục bộ, hộ dân sử dụng nhiều, đặc biệt là các thiết bị điều hòa không khí trong thời điểm nắng nóng.

 

Cụ thể, theo đơn vị này công suất tiêu thụ điện tại Hà Nội tháng 5 đạt cực đại với 2.987 MW lúc 14 giờ ngày 29-5 so với cùng thời điểm năm 2014 là 2.180 MW, tức là tăng 30,01%. Bên cạnh đó, đơn vị này lý giải: hóa đơn sử dụng điện của các hộ tại Hà Nội rơi vào những ngày cao điểm nắng nóng kéo dài từ 10 ngày cuối tháng 5 sang đến tháng 6 là thời điểm nhiệt độ thường xuyên duy trì ở mức cao từ 36 độ C ÷40 độ C. Cùng với việc áp giá điện mới cho sử dụng điện sinh hoạt tăng cao phần lũy tiến. Do vậy, hoá đơn tiền điện tháng 6-2015 hội tụ các yếu tố đột biến tăng

 

Theo đại diện EVN Hà Nội, do tiêu thụ điện năng lớn nên theo cách tính giá điện bậc thang thì lũy tiến vì thế sẽ lớn hơn. Ví dụ như một hộ gia đình sử dụng điện sinh hoạt tiêu thụ hết 300kWh/tháng, cũng sẽ thanh toán số tiền 609.015 đồng/tháng, nhưng nếu tiêu thụ 750kWh/tháng sẽ phải thanh toán với số tiền 1.880.340 đồng/tháng (do phải thanh toán 350kWh với giá 2587đồng/kWh ở bậc thang thứ 6). Với sản lượng tiêu thụ tăng thêm 2,5 lần nhưng sẽ phải thanh toán số tiền tăng thêm 3,09 lần.

Ngoài ra, EVN Hà Nội khuyến cáo khách hàng không nên cài đặt nhiệt độ xuống quá ở thời điểm nắng nóng cục bộ. Việc này khiến điều hòa không đạt được hiệu năng, không tốt cho sức khỏe người dân vừa gây lãng phí điện năng. Cứ giảm xuống 1 độ thì điều hòa đã tốn thêm 5-7% điện năng.

Người dân nên rút phích cắm điện ra khỏi ổ điện khi không sử dụng thiết bị; lắp đặt thiết bị điện khoa học, hợp lý, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên; hạn chế sử dụng các thiết bị điện cùng một lúc vào giờ cao điểm (sáng từ 9h30 - 11h30; tối từ 17h00 - 20h00); sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng đã được dán nhãn ngôi sao năng lượng của Bộ Công Thương; điều chỉnh nhiệt độ điều hoà ban ngày từ 25 độ C trở lên và ban đêm từ 27- 28 độ C.

Còn theo đại diện truyền thông của Tập đoàn Điện lực Việt Nam: “Người dân có thắc mắc về tại sao sử dụng càng nhiều thì giá càng cao, thì đây là biểu giá do Bộ Công Thương ban hành, chứ không phải do Tập đoàn Điện lực Việt Nam đưa ra. Thêm nữa, qua so sánh tương quan với các nước thì biểu giá này không cao so với các nước trên thế giới”.

Theo báo cáo, việc tăng hóa đơn tiền điện chủ yếu xảy ra tại Hà Nội, nên EVN đã tìm hiểu và được biết, hiện tượng này không xảy ra tại Tp HCM trong năm nay. Khi được  báo về những hộ gia đình nào có hóa đơn tăng đột biến hoặc thắc mắc, chúng tôi đều phối hợp với EVN các địa phương để kiểm tra và trả lời người dân ngay.

Theo: Dân trí

Các bài viết khác

  • /uploads/images/slide/main/ecplaza.jpg
  • /uploads/images/slide/main/koreazinc.jpg
  • /uploads/images/slide/main/daewoo.jpg
  • /uploads/images/slide/main/oil-korea.png
  • /uploads/images/slide/main/goldsun.png
  • /uploads/images/slide/main/cargill-r-h-black-3c.png
  • /uploads/images/slide/main/sgs.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dana-y.png
  • /uploads/images/slide/main/cng.jpg
  • /uploads/images/slide/main/xay-lap-dien-1.png
  • /uploads/images/slide/main/marubeni.jpg
  • /uploads/images/slide/main/tong-cong-ty-thep.jpg
  • /uploads/images/slide/main/formosa(1).png
  • /uploads/images/slide/main/hiep-hoi-thep.png
  • /uploads/images/slide/main/nam-phat.png
  • /uploads/images/slide/main/vinh-phuc.png
  • /uploads/images/slide/main/gang-thep-tuyen-quang.png
  • /uploads/images/slide/main/viet-trung.png
  • /uploads/images/slide/main/bao-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/vcb.png
  • /uploads/images/slide/main/link5.jpg
  • /uploads/images/slide/main/vietin.png
  • /uploads/images/slide/main/vpbank.jpg
  • /uploads/images/slide/main/shinhan(1).png
  • /uploads/images/slide/main/lien-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/ha-hoa.jpg
  • /uploads/images/slide/main/hiep-huong.png
  • /uploads/images/slide/main/gsteel.png
  • /uploads/images/slide/main/link1.jpg
  • /uploads/images/slide/main/thanh-phu.png
  • /uploads/images/slide/main/link2.jpg
  • /uploads/images/slide/main/senco.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link4.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dat-viet.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link3.jpg
  • /uploads/images/slide/main/simco.png
  • /uploads/images/slide/main/thep-ha-noi.png
  • /uploads/images/slide/main/ipc.png
  • /uploads/images/slide/main/thao-hien.png
  • /uploads/images/slide/main/sp-samson.jpg
  • /uploads/images/slide/main/samsung.png
  • /uploads/images/slide/main/smart-timing.png
  • /uploads/images/slide/main/unicoh.png
  • /uploads/images/slide/main/lirbety.png
  • /uploads/images/slide/main/chsteel.jpg
  • /uploads/images/slide/main/yangchen.jpg
  • /uploads/images/slide/main/gwan.jpg