Menu

VN-Index có bị tác động bởi việc mua bán ETF nội của khối ngoại?


Việc khối ngoại mua, bán chứng chỉ quỹ ETF nội gần đây có những diễn biến trùng hợp với đà tăng giảm của thị trường chung.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một giai đoạn tăng trưởng bùng nổ từ đầu năm 2017. VN-Index thiết lập đỉnh mới sau 11 năm ngày 9/4/2018 với 1.204,33 điểm. Thị trường có được sự thành công như trên nhờ sự bứt phá của các cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là các cổ phiếu trong nhóm VN-30.

Khi thị trường thuận lợi thì nhà đầu tư với trường phái lo sợ rủi ro lại tìm đến các tổ chức, đơn vị quản lý quỹ. Tham gia vào các quỹ, nhà đầu tư không còn phải tìm kiếm ra các cổ phiếu tiềm năng mà vẫn có thể thu được khoản lợi nhuận lớn trong thị trường giá lên. Đồng thời việc đầu tư chứng chỉ quỹ (ccq) đầu tư chỉ số (ETF) mô phỏng thị trường là một cách đơn giản giúp nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận bằng với lợi nhuận của thị trường chỉ thông qua một mã chứng chỉ quỹ duy nhất.

Ngoài ra, mua ccq quỹ nội ETF là cách gián tiếp giúp nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu các cổ phiếu tiềm năng nhưng hết room.

Hiện 2 quỹ đầu tư ch ETF nội E1VFVN30 của Công ty cổ phần quản lý quỹ Việt Nam (VFM) và SSIAM VNX50 của Công ty TNHH Quản lỹ quỹ SSI đã thu hút được dòng tiền rất lớn từ nhà đầu tư không chỉ trong mà còn ngoài nước do chuyên đầu tư vào rổ VN30 hay VNX50.

Trong những năm đầu thành lập với bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam không thuận lợi, ETF nội không thực sự được giới đầu tư chú ý giá trị ròng trên chứng chỉ quỹ (NAV/ccq) liên tục ở mức trên dưới 9.000 đồng với thanh khoản rất thấp.

Tuy nhiên, trong khoảng 1 năm trở lại đây dòng tiền chảy vào cũng như NAV/ccq của các ETF nội này tăng vọt so với trước đó. Tại thời điểm 6/6/2018, tổng tài sản của E1VFVN30 là 4.500 tỷ đồng, gấp 22 lần so với lúc thành lập, NAV/ccq đạt mức 16.785,5 đồng. Với quy mô tài sản rất lớn nên những biến động trong việc cơ cấu danh mục của quỹ ETF nội có ảnh hưởng lớn đến thị trường chung.

Không chỉ nhà đầu tư nội mà các nhà đầu tư ngoại tỏ ra rất quan tâm đến các ccq ETF nội này. Tính từ thời điểm bắt đầu có những diễn biến bùng nổ của thị trường vào khoảng tháng 7/2017 đến nay, khối ngoại đã mua ròng ccq ETF nội E1VFVN30 với 3.262 tỷ đồng tương ứng 72% tổng quy mô của quỹ này. Trong khi đó, tính từ đầu năm 2018 đến nay, quỹ SSIAM VNX50 cũng được mua ròng hơn 51 tỷ đồng, tương ứng 37,5% tổng quy mô của quỹ.

Giao dịch của khối ngoại đối với các quỹ ETF này là điểm đáng chú ý. Thời điểm bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam từ tháng 10/2017 đến đầu năm 2018, khối ngoại liên tục mua vào ccq ETF nội. E1VFVN30 có phiên được mua ròng lên đến hơn 300 tỷ đồng.

Tuy nhiên, khối ngoại dường như dự báo được nhịp điều chỉnh sâu của thị trường vào đầu tháng 4/2018 nên liên tục bán ròng. Đầu tháng 5/2018, nhà đầu tư ngoại lại thay đổi hành động quay sang mua ròng khi VN-Index đã có một đợt điều chỉnh khá sâu và đang xu hướng giá xuống.

Nhìn vào giao dịch của khối ngoại đối với CCQ ETF nội chúng ta có thể thấy chiến lược mua bán của khối này là khá tương đồng so với biến động của VN-Index "mua thấp bán cao". Diễn biến này xảy ra tương tự với quỹ SSIAM VNX50.

Hơn 1 tuần giao dịch vừa qua, thị trường chứng khoán Việt Nam hồi phục mạnh trở lại nhưng khối ngoại lại bất ngờ bán ròng liên tiếp CCQ E1VFVN30. Điều này đặt ra câu hỏi cho nhà đầu tư rằng liệu lịch sử có lặp lại, thị trường có thể sẽ kết thúc đợt hồi phục mạnh này khi khối ngoại đang có dấu hiệu rút vốn ra khỏi CCQ ETF nội?

Nguồn: NDH

Các bài viết khác

  • /uploads/images/slide/main/ecplaza.jpg
  • /uploads/images/slide/main/koreazinc.jpg
  • /uploads/images/slide/main/daewoo.jpg
  • /uploads/images/slide/main/oil-korea.png
  • /uploads/images/slide/main/goldsun.png
  • /uploads/images/slide/main/cargill-r-h-black-3c.png
  • /uploads/images/slide/main/sgs.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dana-y.png
  • /uploads/images/slide/main/cng.jpg
  • /uploads/images/slide/main/xay-lap-dien-1.png
  • /uploads/images/slide/main/marubeni.jpg
  • /uploads/images/slide/main/tong-cong-ty-thep.jpg
  • /uploads/images/slide/main/formosa(1).png
  • /uploads/images/slide/main/hiep-hoi-thep.png
  • /uploads/images/slide/main/nam-phat.png
  • /uploads/images/slide/main/vinh-phuc.png
  • /uploads/images/slide/main/gang-thep-tuyen-quang.png
  • /uploads/images/slide/main/viet-trung.png
  • /uploads/images/slide/main/bao-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/vcb.png
  • /uploads/images/slide/main/link5.jpg
  • /uploads/images/slide/main/vietin.png
  • /uploads/images/slide/main/vpbank.jpg
  • /uploads/images/slide/main/shinhan(1).png
  • /uploads/images/slide/main/lien-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/ha-hoa.jpg
  • /uploads/images/slide/main/hiep-huong.png
  • /uploads/images/slide/main/gsteel.png
  • /uploads/images/slide/main/link1.jpg
  • /uploads/images/slide/main/thanh-phu.png
  • /uploads/images/slide/main/link2.jpg
  • /uploads/images/slide/main/senco.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link4.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dat-viet.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link3.jpg
  • /uploads/images/slide/main/simco.png
  • /uploads/images/slide/main/thep-ha-noi.png
  • /uploads/images/slide/main/ipc.png
  • /uploads/images/slide/main/thao-hien.png
  • /uploads/images/slide/main/sp-samson.jpg
  • /uploads/images/slide/main/samsung.png
  • /uploads/images/slide/main/smart-timing.png
  • /uploads/images/slide/main/unicoh.png
  • /uploads/images/slide/main/lirbety.png
  • /uploads/images/slide/main/chsteel.jpg
  • /uploads/images/slide/main/yangchen.jpg
  • /uploads/images/slide/main/gwan.jpg