Menu

VND bất ngờ tăng trần, VN-Index bật tăng gần 16 điểm


Thanh khoản thị trường rất yếu và dòng tiền vẫn đứng ngoài.

Thị trường về cuối phiên giao dịch lại có những diễn biến khiến nhà đầu tư bất ngờ. Khác hoàn toàn so với phiên trước, thị trường bất ngờ đảo chiều và bứt phá mạnh. Lực bán giá thấp bị hấp thụ hoàn toàn và giúp nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn đồng loạt tăng mạnh.

Đáng kể nhất trong phiên hôm nay là VND. Cổ phiếu này sau 2 phiên giảm sàn thì đã có sự hồi khá tốt. Bất chấp việc vẫn còn giảm sàn vào đầu phiên nhưng VND đã được giải cứu và tăng trần khi kết phiên. VND phiên hôm nay khớp lệnh được 2,9 triệu cổ phiếu. Bên cạnh VND thì các cổ phiếu thuộc nhóm chứng khoán là SSI, HCM… cũng đều kết thúc phiên giao dịch trong sắc xanh.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục có sự nhạy cảm nhất đối với biến động của thị trường chung. Hôm qua, nhóm này chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ sự chao đảo thì đến giờ lại đồng loạt đi lên. Các cổ phiếu như BID, CTG, VCB, HDB… đều đua nhau bứt phá. Trong đó, CTG tăng 5% lên 29.400 đồng/CP và khớp lệnh được 8,7 triệu cổ phiếu. BID tăng 4% lên 34.000 đồng/CP và khớp lệnh 2 triệu cổ phiếu. VCB tăng 2,5% lên 57.900 đồng/CP.

Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn khác như FPT, GAS, MWG, VRE, VIC… cũng tăng giá mạnh và giúp thị trường có một phiên hồi phục tốt.

Mặc dù vậy, thanh khoản thậm chí còn sụt giảm hơn rất nhiều so với các phiên trước cho thấy dòng tiền vẫn còn đứng ngoài và chưa sẵn sàng vào thị trường ở thời điểm này. Tổng khối lượng lượng giao dịch đạt 194 triệu cổ phiếu, trị giá chỉ trên 4.900 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp khiếm tốn với khoảng 660 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 15,98 điểm (1,55%) lên 1.044,85 điểm. Toàn sàn có 143 mã tăng, 125 mã giảm và 61 mã đứng giá.

HNX-Index tăng 1,82 điểm (1,5%0 lên 122,77 điểm. Toàn sàn có 92 mã tăng, 76 mã giảm và 67 mã đứng giá.


Về cuối phiên sáng, giao dịch trên thị trường diễn ra không có nhiều chuyển biến hồi phục, sau khi lóe xanh ở khoảng thời gian đầu phiên thì áp lực bán lại dâng cao và đẩy các chỉ số lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục giảm sâu như BVH, HDB, NVL, ROS, VCS, VCB… Trong đó, VCB giảm mạnh 2,3% xuống còn 55.200 đồng/CP. ROS giảm đến 4,9% xuống 77.900 đồng/CP. BVH giảm 2,9% xuống 92.600 đồng/CP. VND giảm 4,9% xuống 22.500 đồng và khớp lệnh được 1,8 triệu cổ phiếu.

Đáng chú ý, tưởng chừng như nhóm dầu khí sẽ giao dịch tích cực hơn nhờ vào những diễn biến khá tốt đến từ giá dầu thế giới, tuy nhiên, cuối phiên sáng hàng loạt cổ phiếu dầu khí đều sụt giảm trở lại như PVS, PVD, PVB… GAS hiện giờ cũng chỉ còn tăng nhẹ 0,5% lêm 105.500 đồng/CP.

Đà giảm của thị trường phần nào được kĩm hãm lại nhờ vào lực đỡ đến từ các cổ phiếu như CTG, FPT, VRE, VIC…. Trong đó, VRE tăng 1,1% lên 45.600 đồng/CP. VIC tăng 1% lên 121.700 đồng/CP. CTG tăng mạnh 1,4% lên 28.400 đồng/CP và khớp lệnh được 4,3 triệu cổ phiếu bất chấp những diễn biến điều chỉnh giảm của hàng loạt cổ phiếu ngân hàng khác.

Thanh khoản thị trường không có dấu hiệu cải thiện, tổng khối lượng giao dịch vẫn chỉ đạt 98 triệu cổ phiếu, trị giá trên 2.600 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm khoảng 300 tỷ đồng.

Tạm dừng phiên sáng, VN-index giảm 5,78 điểm (-0,56%) xuống 1.023,09 điểm. Toàn sàn có 77 mã tăng, 167 mã giảm và 56 mã đứng giá.

HNX-Index giảm 0,76 điểm (-0,63%) xuống 120,19 điểm. Toàn sàn có 48 mã tăng, 106 mã giảm và 49 mã đứng giá.

UPCoM-Index cũng tăng 0,05 điểm (0,09%) lên 56,08 điểm.


Thị trường mở cửa phiên giao dịch cuối tuần vẫn chịu nhiều áp lực bán mạnh. Hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn bị kéo xuống dưới mốc tham chiếu và khiến các chỉ số thị trường sụt giảm. Cụ thể, các cổ phiếu nhưu ROS, VCS, SAB, PLX… đều đồng loạt giảm. Trong đó, ROS giảm sâu 4,8% xuống còn 78.000 đồng/CP. VCS giảm 1,8% xuống 110.500 đồng/CP.

VND sau 2 phiên giảm sàn liên tiếp thì hiện tại đang giảm 3,6% xuống 22.800 đồng/CP và khớp lệnh 1,1 triệu cổ phiếu.

Nhóm cổ phiếu dầu khí sau phiên ‘hụt hơi’ hôm qua thì hiện tại đang có những diễn biến phân hóa. Trong khi PVC và PVD giảm giá thì GAS và PVS đã tăng giá trở lại. GAS đang tăng 0,5% lên 105.500 đồng/CP. PVS tăng 0,5% lên 18.700 đồng/CP. Giá dầu thô ngày 10/5 tăng nhẹ do các nhà đầu tư cân nhắc nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ Iran, liên quan đến việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân. Giá dầu WTI tương lai tăng 22 cent lên 71,36 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giao tháng 7 tăng 26 cent, tương đương 0,3%, lên 77,47 USD/thùng. Trong phiên giao dịch ngày 10/5, giá dầu Brent có lúc đạt mốc 78 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 11/2014.

Mặc dù vậy, sau ít phút giảm mạnh và có thời điểm VN-Index mất khoảng hơn 10 điểm thì thị trường có phần giao dịch bớt tiêu cực hơn. Đà giảm của các chỉ số được thu hẹp lại đáng kể, thậm chí HNX-Index có lúc đã tìm lại được sắc xanh.

Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn đã tăng trở lại như CTG, FPT, MWG, SAB, VNM… và giúp giao dịch trên thị trường cân bằng trở lại. CTG tăng 0,7% lên 28.200 đồng/CP. VNM tăng 0,1% lên 280.100 đồng/CP. MWG tăng 2,7% lên 102.700 đồng/CP.

Sau khoảng 45 phút giao dịch, VN-Index giảm 0,83 điểm (0,08%) xuống 1.028,04 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 25,5 triệu cổ phiếu, trị giá 674 tỷ đồng.

HNX-Index giảm nhẹ 0,02 điểm (-0,02%) xuống 120,93 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 8 triệu cổ phiếu, trị giá 124 tỷ đồng.

Nhìn chung, VCBS cho rằng dòng tiền vẫn đang có xu hướng rút ra khỏi các cổ phiếu đã có một giai đoạn tăng nóng kể từ đầu năm. Điều này phản ánh tâm lý giao dịch trên thị trường vẫn chưa thực sự được cải thiện đáng kể và khiến cho những nhịp hồi phục của thị trường không kéo dài. Theo đó, VCBS vẫn khuyến nghị nhà đầu tư dài hạn tiếp tục theo dõi diễn biến của chỉ số chung trong những phiên tới và chỉ nên tìm kiếm cơ hội giải ngân vào những cổ phiếu có triển vọng kinh doanh tốt ở những vùng giá chiết khấu đủ lớn. Trong khi đó, hoạt động đầu cơ ngắn hạn cũng cần bám sát sự vận động của dòng tiền với kỳ vọng lợi nhuận ở mức hợp lý.

Nguồn: NDH

Các bài viết khác

  • /uploads/images/slide/main/ecplaza.jpg
  • /uploads/images/slide/main/koreazinc.jpg
  • /uploads/images/slide/main/daewoo.jpg
  • /uploads/images/slide/main/oil-korea.png
  • /uploads/images/slide/main/goldsun.png
  • /uploads/images/slide/main/cargill-r-h-black-3c.png
  • /uploads/images/slide/main/sgs.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dana-y.png
  • /uploads/images/slide/main/cng.jpg
  • /uploads/images/slide/main/xay-lap-dien-1.png
  • /uploads/images/slide/main/marubeni.jpg
  • /uploads/images/slide/main/tong-cong-ty-thep.jpg
  • /uploads/images/slide/main/formosa(1).png
  • /uploads/images/slide/main/hiep-hoi-thep.png
  • /uploads/images/slide/main/nam-phat.png
  • /uploads/images/slide/main/vinh-phuc.png
  • /uploads/images/slide/main/gang-thep-tuyen-quang.png
  • /uploads/images/slide/main/viet-trung.png
  • /uploads/images/slide/main/bao-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/vcb.png
  • /uploads/images/slide/main/link5.jpg
  • /uploads/images/slide/main/vietin.png
  • /uploads/images/slide/main/vpbank.jpg
  • /uploads/images/slide/main/shinhan(1).png
  • /uploads/images/slide/main/lien-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/ha-hoa.jpg
  • /uploads/images/slide/main/hiep-huong.png
  • /uploads/images/slide/main/gsteel.png
  • /uploads/images/slide/main/link1.jpg
  • /uploads/images/slide/main/thanh-phu.png
  • /uploads/images/slide/main/link2.jpg
  • /uploads/images/slide/main/senco.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link4.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dat-viet.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link3.jpg
  • /uploads/images/slide/main/simco.png
  • /uploads/images/slide/main/thep-ha-noi.png
  • /uploads/images/slide/main/ipc.png
  • /uploads/images/slide/main/thao-hien.png
  • /uploads/images/slide/main/sp-samson.jpg
  • /uploads/images/slide/main/samsung.png
  • /uploads/images/slide/main/smart-timing.png
  • /uploads/images/slide/main/unicoh.png
  • /uploads/images/slide/main/lirbety.png
  • /uploads/images/slide/main/chsteel.jpg
  • /uploads/images/slide/main/yangchen.jpg
  • /uploads/images/slide/main/gwan.jpg