Tin tức - Tuyển dụng / Tin thị trường
Trong nửa đầu năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đã cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ với nhiều lĩnh vực tăng trưởng tích cực. Đặc biệt, ngành xây dựng nổi bật với mức tăng trưởng ấn tượng 7.34%, cao nhất trong khoảng thời gian cùng kỳ từ 2020 đến 2024. Tuy nhiên, thị trường thép lại mang đến một góc nhìn khác. Dù có những tín hiệu phục hồi, nhưng xu hướng tăng trưởng của ngành vẫn chưa ổn định. Sản xuất và tiêu thụ thép đã giảm so với tháng 5, cho thấy nhu cầu nội địa vẫn chưa hoàn toàn hồi phục. Khám phá sự biến động của ngành thép và những yếu tố ảnh hưởng qua bài viết dưới đây.
1. Tình hình sản xuất – tiêu thụ các sản phẩm thép
Sản xuất thép thô
Theo thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong tháng 6/2024, tổng sản lượng sản xuất thép thô đạt 878.343 tấn, giảm nhẹ 0.4% so với tháng trước nhưng tăng mạnh 27.4% so với cùng kỳ tháng 6/2023.
Sản xuất và tiêu thụ thép thành phẩm
Tháng 6/2024, sản xuất thép thành phẩm đạt 2.463 tấn, giảm 4.95% so với tháng 5/2024, nhưng tăng 22.4% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, thép xây dựng, HRC, tôn mạ và ống thép vẫn giữ được mức tăng trưởng cao lần lượt là 31.8%, 39.1%, 17.1% và 3%, còn sản xuất thép cán nguội (CRC) giảm 10.5%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 14.427 triệu tấn, tăng 10.1% so với cùng kỳ năm 2023.
Nguồn: Số liệu tổng hợp báo cáo của các thành viên VSA
Tổng sản lượng bán hàng thép thành phẩm tháng 6/2024 đạt 2.362 triệu tấn, giảm 7.53% so với tháng 5/2024 nhưng tăng 9.3% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, sản lượng bán hàng HRC giảm 18.7% và ống thép giảm 2.9%. Tuy nhiên, tính chung 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng bán hàng thép thành phẩm toàn ngành đạt 14.274 triệu tấn, tăng 14.4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn: Số liệu tổng hợp báo cáo của các thành viên VSA
2. Diễn biến giá nguyên liệu
Giá nguyên liệu sản xuất thép trong các tháng đầu năm 2024 tương đối ổn định, tăng nhẹ vào tháng 4 và 5, và giảm nhẹ vào tháng 6.
Nguồn: VSA tháng 6/2024
3. Giá thép xây dựng trong nước
Trong tháng 4 và đầu tháng 5, hầu hết các mặt hàng thép nói chung và ống thép nói riêng có sự điều chỉnh tăng giá, với mức tăng 700đ/kg qua 3 đợt tăng giá. Sự điều chỉnh này đã thúc đẩy sản lượng bán hàng tháng 4 tăng cao và tháng 5 duy trì đạt 90-95% của tháng 4. Tuy nhiên, sau các đợt tăng giá, cuối tháng 5 và đầu tháng 6, giá thép thế giới giảm cùng với nhu cầu yếu đã khiến các nhà máy điều chỉnh giảm giá từ 300 – 400 đ/kg.
4. Tình hình xuất nhập khẩu các sản phẩm thép
Trong 5 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu thép thành phẩm các loại vào Việt Nam đạt khoảng 6.919 triệu tấn với giá trị hơn 5.015 tỷ USD, tăng 50.21% về lượng và tăng 27.47% về giá trị so với cùng kỳ 2023.
Nguồn: VITIC tính toán từ số liệu của TCHQ, VSA
Trong tháng 4 và tháng 5, ngành thép Việt Nam có những dấu hiệu tích cực với tiêu thụ nội địa khởi sắc và sản lượng xuất khẩu tăng liên tiếp. Xuất khẩu thép thành phẩm 5 tháng đầu năm đạt 5.505 triệu tấn, tăng 25.61% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt 4.041 tỷ USD tăng 17.19% so với cùng kỳ năm 2023.
Nguồn: VITIC tính toán từ số liệu của TCHQ, VSA
Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2024 gồm khu vực EU (26.8%), khu vực ASEAN (25.75%), Hoa Kỳ (12.86%), Đài Loan (4.08%) và Brazil (3.66%).
5. Dự báo
Triển vọng sản xuất thép của Việt Nam dự kiến tăng khoảng 10% trong năm 2024 và 8% vào năm 2025, khi nhu cầu sử dụng thép của các ngành kinh tế trong nước hồi phục. Sản xuất thép thành phẩm năm 2024 – 2025 dự kiến đạt khoảng 28-30 triệu tấn, nhu cầu tiêu thụ thép trong nước ước đạt khoảng 21-22,5 triệu tấn.
Điểm sáng cho ngành thép cuối năm 2024 và 2025
Cơ hội cho ngành thép Việt Nam
Việt Nam đứng trước cơ hội trở thành công xưởng sản xuất thép mới của thế giới, khi Trung Quốc đang thực hiện hàng loạt chính sách gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành thép của họ.
Nguồn: Số liệu thống kê từ báo cáo Hiệp hội Thép Việt Nam