Tin tức - Tuyển dụng / Tin báo chí
Báo cáo của VNDirect cho rằng mặc dù nâng hạng lên thị trường mới nổi có thể là chất xúc tác hỗ trợ tăng trưởng đối với các cổ phiếu, trì hoãn việc này trong một vài năm, sẽ là cách tốt hơn đối với Việt Nam nhằm củng cố nhiều phương diện.
Việc Việt Nam sẽ trở thành thị trường mới nổi trong 2020 sẽ là một chất xúc tác cho thị trường chứng khoán. Theo kịch bản sớm nhất MSCI sẽ xem xét đánh giá nâng hạng thị trường vào tháng 6/2019 và Việt Nam có thể được nâng hạng vào tháng 6/2020.
Thị trường chứng khoán Việt Nam nhiều khả năng sẽ tăng trưởng 30-40% trong giai đoạn 2019-2020, sau khi MSCI chính thức công bố nâng hạng Việt Nam lên thị trường mới nổi như những gì đã xảy ra với thị trường Arab Emirates, Qatar, và Pakistan.
Mặc dù MSCI đã lưu ý rằng Việt Nam đã đi đúng hướng trên một số phương diện nhằm đáp ứng tiêu chuẩn, vẫn còn một số yếu tố cần lưu ý việc nâng hạng thị trường, trong khi các thị trường như Argentina và Ả-rập Xê-út đã gần hơn với việc tiếp nhận nâng hạng lên thị trường mới nổi.
Hiện nay, thanh khoản thị trường đã không còn là vấn đề lớn của Việt Nam. Bên cạnh đó, giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp cũng đang dần được nới lỏng, điều này có thể là nút thắt cuối cùng cho việc nâng hạng thị trường Việt Nam.
Ở một số thị trường khác, việc nâng hạng có thể vẫn được xem xét dù vấn đề sở hữu nước ngoài đang trong quá trình tháo gỡ. Điển hình có thể thấy như Philippines vẫn đang tiếp tục loại bỏ các hạn chế sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực như xây dựng. Saudi Arabia cũng đang được xem xét nâng hạng lên thị trường mới nổi vào năm 2018 dù vẫn còn hạn chế tỷ lệ sở hữu của nước ngoài ở mức 49% tại một số lĩnh vực và đang từng bước “mở cửa”. Ví dụ, hạn mức sở hữu nước ngoài cho các hãng hàng không ở Nhật, Mỹ, và châu Âu là 25%, 33% và 49% tương ứng.
Dù vậy, theo VNDirect việc từng bước loại bỏ giới hạn sở hữu nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt là ở những ngành nóng như ngân hàng, bán lẻ, và dược phẩm, sẽ là điểm tốt cho thị trường nói chung và chắc chắn cải thiện triển vọng nâng hạng.
Báo cáo chỉ ra rằng một trong những yếu tố là rào cản cho việc nâng hạng thị trường chính là tiếp cận thông tin bằng tiếng Anh. Theo HSX năm 2016, chỉ có 59,8% các công ty có trang web bằng tiếng Anh, và chỉ có 35,4% sử dụng tài liệu tiếng Anh. Hơn nữa, đăng ký nhà đầu tư và thiết lập tài khoản tài liệu thường liên quan đến các tài liệu dịch. Dù điều này không bắt buộc, tuy nhiên VND tin rằng cung cấp thông tin bằng tiếng Anh sẽ mang lại lợi ích cho thị trường nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
Quay trở lại yếu tố thanh khoản, hiện nay khối lượng giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam đang liên tục gia tăng, điều này chính là yếu tố chính giúp Việt Nam có cơ hội nâng hạng. Khối lượng giao dịch cổ phiếu hàng ngày của Việt Nam đã vượt qua Pakistan – ở thời điểm thị trường này được xem xét nâng hạng. Những thương vụ IPO lớn như Vincom Retail và thoái vốn Nhà nước đã đẩy thanh khoản thị trường Việt Nam tăng mạnh và có thể vượt qua Philippines.
Hiện này, thị trường chứng khoán Việt Nam đã vượt qua yêu cầu về thanh khoản, mặc dù đây chỉ là một trong những yếu tố cân nhắc để được xem xét nâng hạng nhưng sẽ tạo cơ hội để Việt Nam có trọng số cao hơn trong nhóm thị trường mới nổi của MSCI sau khi đưa vào.
Hiện nay vốn hóa thị trường Việt Nam đã vượt qua các thị trường mới nổi nhỏ như Peru và một số thị trường châu Á tiến sát đến hạng thị trường mới nổi.
Peru là một trong những thành viên lớn của MSCI Frontier markets, chiếm 11,6% rổ vào cuối năm 2015, trước khi nâng hạng. VND nhận thấy Việt Nam ở mặt thuận lợi hơn nhờ đa dạng của cổ phiếu niêm yết và những cổ phiếu lớn dự kiến sẽ lên sàn vào năm 2018. VND tin rằng, Việt Nam sẵn sàng để thoát MSCI Frontier Markets (Nhóm thị trường cận biên) với tư cách là một người khổng lồ, và nhập câu lạc bộ MSCI Emerging Markets (thị trường mới nổi) với một vị trí cao. Trọng số của Việt Nam tại MSCI Frontier Markets đã tăng từ 3,4% vào cuối năm 2015 lên mức hiện tại là 13,5%.
Tuy nhiên bộ phân phân tích VNDirect cho rằng mặc dù việc nâng hạng có nhiều mặt tốt, vẫn có những lý do và lợi ích nếu trì hoãn việc nâng hạng lên thị trường mới nổi.
Nếu một thị trường nhỏ được nâng hạng lên thị trường mới nổi điển hình như Pakistan, tỷ trọng của thị trường này trong nhóm MSCI Emerging Markets (thị trường mới nổi) sẽ rất thấp chỉ 0,13%, điều này sẽ giảm sức hấp dẫn của thị trường đối với các quỹ. Mặt khác, điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ khi thị trường nhỏ ở trong một nhóm gồm những thị trường lớn mạnh.
Do đó, VND cho rằng, việc chậm nâng hạng Việt Nam có thể sẽ tốt hơn cho thị trường. Trong kịch bản tốt nhất, Việt Nam sẽ không thể nâng hạng cho đến năm 2020, điều này giúp thị trường củng cố vị thế top 3 trong nhóm các thị trường cận biên của MSCI.
Nâng hạng thị trường không phải lúc nào cũng tốt khi một thị trường chuyển từ vị thế chiếm tỷ trọng cao tại nhóm thị trường cận biên, trở thành một tỷ trọng nhỏ trong nhóm thị trường mới nổi của MSCI (như trường hợp của Paskistan).
Mặc dù, việc nâng hạng thị trường mới nổi của Việt Nam là một chất xúc tác cần thiết để tiếp tục hỗ trợ định giá cao hơn, trì hoãn việc nâng hạng này cho một số năm có thể tốt hơn. Tiếp tục thực hiện loại bỏ và tăng số lượng cổ phiếu free float.
ATVR(Annualized Traded Value Ratio) – tỷ lệ giá trị giao dịch hàng năm trên vốn hóa thị trường cổ phiếu -là một rào cản lớn hơn đối với Việt Nam, vì Việt Nam hiện đã có 25 cổ phiếu có thị giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD. Thêm vào đó, 1,27 tỷ USD vốn hóa của MSCI, giá trị vốn hóa của cổ phiếu tự do phải trên 635 triệu USD và ATVR phải lớn hơn 15%. Việt Nam cần phải có những bước tiến cho các yêu cầu sau này, đáp ứng số lượng tối thiểu free float và ATVR yêu cầu.
Thị trường Việt Nam đã tăng tỷ trọng lên 13,5% trong nhóm thị trường cận biên của MSCI. Đây có lẽ là động thái tốt hơn trong ngắn hạn đối với Việt Nam, trái ngược với việc bị thúc đẩy ra nhập thị trường mới nổi quá sớm.
Thị trường trong những năm gần đây đã khởi sắc hơn rất nhiều. Hơn nữa, đặc điểm thị trường cận biên của Việt Nam là những đợt định giá bất hợp lý ở một số cổ phiếu do thao túng thị trường và lượng cổ phiếu tự do thấp phải được giải quyết, để đảm bảo trở thành thị trường mới nổi đáng tin cậy MSCI trong tương lai với mức giá hợp lý. Điều này cũng giảm nhẹ nguy cơ Việt Nam được nâng hạng với một tỷ trọng thấp trong nhóm thị trường mới nổi của MSCI.
Câu chuyện đầu tư của Việt Nam vẫn hấp dẫn, nhưng độ phức tạp chắc chắn đang tăng lên. Thị trường mới nổi Việt Nam có thể được chứng minh trong ngắn hạn, với động lực tăng trưởng chính từ việc bán vốn Nhà nước tiếp tục thành công, các đợt IPO hấp dẫn, tiếp tục quá trình mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài và tiềm năng tăng tốc tăng trưởng kinh tế, do FDI và tăng trưởng xuất khẩu. Câu chuyện bây giờ đã trở nên sắc nét hơn bao giờ hết trong thời gian gần đây.
Nguồn: NDH