Cổ phiếu dầu khí lao dốc, VIC đảo chiều giảm điểm trở lại

Cổ phiếu dầu khí lao dốc, VIC đảo chiều giảm điểm trở lại


Nhóm cổ phiếu dầu khí tiếp tục chịu áp lực bán rất mạnh.

Về cuối phiên giao dịch, áp lực bán tiếp tục bị đẩy lên mức cao đã khiến hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn giảm giá và điều này nới rộng đà giảm của HNX-Index trong khi khiến VN-Index chỉ còn tăng điểm nhẹ. Đáng kể nhất là VIC, cổ phiếu này bất ngờ đảo chiều giảm trở lại 0,7% xuống 113.000 đồng/CP sau khi tăng rất mạnh vào đầu phiên. Bên cạnh đó, hàng loạt các cổ phiếu nhưu BID, EIB, MSN, SAB, VCB… cũng đều lùi xuống dưới mốc tham chiếu. BID giảm sâu 1,8% xuống 44.100 đồng/CP. VCB giảm 1,3% xuống 71.000 đồng/CP.

Một nhóm cổ phiếu khác cũng gây được sự chú ý đó là dầu khí, các mã như PVS, PVD, GAS… đều đồng loạt lao dốc. PVD giảm 6,5% xuống 19.400 đồng/CP. PVS giảm 8,9% xuống 21.600 đồng/CP. GAS cũng để mất 2,2% xuống 126.800 đồng/CP.

Ở chiều ngược lại, VNM, VRE, ROS, HDB… là những trụ đỡ khá tốt giúp VN-Index ‘may mắn’ duy trì được sắc xanh. VNM tăng mạnh 2,2% lên 213.000 đồng/CP. VRE tăng 3,5% lên 50.300 đồng/CP.

Tại nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, FLC được kéo lên mức giá trần và khớp lệnh 37 triệu cổ phiếu, trong khi vẫn còn dư mua giá trần 20,4 triệu cổ phiếu. Tương tự, KLF tăng trần lên 2.600 đồng/CP và khớp lệnh 4 triệu cổ phiếu. APC cũng vững vàng ở mức giá trần và khớp lệnh hơn 850 nghìn đơn vị.

Thanh khoản thị trường vẫn không quá cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 306 triệu cổ phiếu, trị giá 8.100 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 0,51 điểm (0,04%) lên 1.171,73 điểm. Toàn sàn có 133 mã tăng, 156 mã giảm và 54 mã đứng giá.

HNX-Index giảm 0,38 điểm (0,29%) xuống 133,29 điểm. Toàn sàn có 86 mã tăng, 81 mã giảm và 70 mã đứng giá.


Thị trường về cuối phiên sáng không còn hưng phấn như trước. Nhóm cổ phiếu dầu khí trên thị trường tiếp tục có những diễn biến tiêu cực và ảnh hưởng lớn đến tâm lý nhà đầu tư. Sau khi duy trì được sắc xanh tương đối tốt ở đầu phiên thì áp lực bán lại dâng cao đã đẩy GAS đảo chiều giảm trở lại. Tương tự, PLX cũng giảm 1,81% xuống 81.500 đồng/CP. Hai cổ phiếu PVD và PVS tiếp tục giảm sâu. PVS mất 5,5% còn PVD mất 3,6%.

Bên cạnh đó, sắc xanh ở nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn cũng bị thu hẹp lại đáng kể. ACB chỉ còn tăng 0,4%. BVH thu hẹp đà tăng xuống còn 3,3%. Tương tự VIC cũng chỉ còn tăng 0,6% khi tạm dừng phiên sáng.

Trong khi đó, các cổ phiếu như, VRE, MSN, PNJ… vẫn tăng giá tốt. PNJ tăng 2,37% lên 189.700 đồng/CP. Theo tờ trình đại hội thường niên 2018, PNJ sẽ phát hành cổ phiếu ESOP với giá 20.000 đồng/cp. Việc phát hành ESOP thực hiện sau khi hoàn tất tăng vốn.

Tại nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, FLC tăng 5,69% lên 6.500 đồng/CP. APC tăng trần lên 37.700 đồng/CP sau thông tin HĐQT thông qua giá chào bán riêng lẻ cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài là Torus Capital Investments Pte.Ltd. Theo đó, APC dự kiến phát hành 3 triệu cổ phiếu để chào bán cho Torus với giá 40.000 đồng/cp. Tổng số tiền thu được sau khi hoàn thành đợt chào bán 120 tỷ đồng. Cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 2 năm.

Thanh khoản thị trường phiên sáng không quá cao, với tổng khối lượng giao dịch đạt 173 triệu cổ phiếu, trị giá khoảng 4.100 tỷ đồng.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 7,93 điểm (0,68%) lên 1.179,15 điểm. Toàn sàn có 138 mã tăng, 135 mã giảm và 36 mã đứng giá.

HNX-Index giảm 0,03 điểm (-0,02%) xuống 133,64 điểm. Toàn sàn có 78 mã tăng, 70 mã giảm và 54 mã đứng giá.


Vốn hóa của VIC vượt VNM, VN-Index lập đỉnh mọi thời đại

Thị trường mở cửa phiên giao dịch mới với những diễn biến vẫn khá tích cực. Cả hai chỉ số VN-Index và HNX-Index vẫn duy trì được đà tăng khá mạnh nhờ vào sự bứt phá đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Trong đó, các cổ phiếu ngân hàng như ACB, BID, CTG, VCB… vẫn đồng loạt tăng. BID tăng 2% lên 45.800 đồng/CP. CTG tăng 1,7% lên 36.400 đồng/CP.

Bên cạnh đó, cặp đôi VIC và VRE cũng đang bứt phá. VIC tăng 2,4% lên 116.500 đồng/CP, còn VRE tăng 2,5% lên 49.800 đồng/CP. Với mức tăng mạnh như trên, vốn hóa của VIC đã chạm mốc 306.700 tỷ đồng, trong khi vốn hóa của VNM là gần 304,805 tỷ đồng. VNM hiện đang giao dịch ở mức 210.000 đồng/CP.

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu dầu khí vẫn đang chịu áp lực bán mạnh. Trong đó, PVS tiếp tục giảm 4,6% xuống 22.600 đồng/CP. PVD giảm 2,7% xuống 20.200 đồng/CP.

Tại nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, FLC bất ngờ tăng 6,3% lên 6.540 đồng/CP và khớp lệnh 13,6 triệu cổ phiếu. Mới đây, lễ ký hợp đồng thỏa thuận chính thức về việc mua 24 máy bay A321NEO giữa FLC và Airbus đã diễn ra.

Sau khoảng 40 phút giao dịch, VN-Index tăng 13,51 điểm (1,15%) lên 1.184,73 điểm, đây là mức điểm trong phiên cao nhất mọi thời đại của VN-Index. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 46,8 triệu cổ phiếu, trị giá 1.115 tỷ đồng.

HNX-Index tăng 0,65 điểm (0,49%) lên 134,32 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 15,3 triệu cổ phiếu, trị giá 287 tỷ đồng.

VCBS cho biết, phiên hôm qua chứng kiến diễn biến hồi phục của chỉ số cũng như tâm lý chung của nhà đầu tư trên thị trường. Có thể thấy, dòng tiền vẫn chưa rút ra khỏi thị trường mà chỉ đang luân chuyển giữa các nhóm ngành nhằm tìm kiếm các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng tốt trong năm nay với mức định giá thấp hơn mặt bằng chung. Trong bối cảnh mùa đại hội cổ đông đang đến gần và thông tin hỗ trợ dự kiến sẽ được nhiều doanh nghiệp công bố, VCBS cho rằng nhà đầu tư cần đánh giá khách quan các yếu tố cơ bản và triển vọng kinh doanh của công ty trong dài hạn trước khi ra quyết định đầu tư. Mặt khác, nhà đầu tư ngắn hạn cũng có thể tận dụng những nhịp điều chỉnh của thị trường để giao dịch ngắn hạn trong biên độ hợp lý theo nhằm tìm kiếm lợi nhuận và tối ưu hóa hiệu quả đầu tư.

Nguồn: NDH

HOTLINE