Tin tức - Tuyển dụng / Tin báo chí
VN-Index có phiên giản mạnh nhất kể từ sự kiện biển đông năm 2014 (-5,87%).
Thị trường bất ngờ rơi vào tình trạng hoảng loạn, lực bán mọi giá được đưa ra đã đẩy nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn lùi xuống mức giá sàn. Cụ thể, các cổ phiếu như BID, BVH, CTG, EIB, GAS, MSN, PVD, SSI, VCB, VIC, VRE… đều bị kéo xuống mức giá sàn. Đã rất lâu rồi nhà đầu tư mới chứng kiến một phiên giảm điểm mạnh như vậy của thị trường và việc các cổ phiếu lớn đều nằm sàn hàng loạt lại càng hiếm hơn. Tổng cộng trên cả hai sàn HOSE và HNX có đến 110 mã giảm sàn. Ngoài ra, các cổ phiếu trụ cột như FPT, VPB, VJC, MBB… đều giảm giá rất mạnh.
VN-Index kết phiên ở mức 56,33 điểm (-5,37%) xuống 1.048,71 điểm, đây là mức giảm điểm mạnh nhất kể từ sự kiện biển đông năm 2014 (-5,87%). Toàn sàn có 43 mã tăng, 198 mã giảm (71 mã giảm sàn) và 36 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 5,03 điểm (-4,06%) xuống 118,94 điểm. Toàn sàn có 42 mã tăng, 145 mã giảm (39 mã giảm sàn) và 154 mã đứng giá.
Trong nhóm VN-30 phiên hôm nay chỉ có NVL CTD và ROS duy trì được sắc xanh.
Dường như nhà đầu tư đã qua hoảng sợ trước áp lực bán tháo trong phiên và lực cầu bắt đáy tỏ ra khá yếu ớt, thanh khoản thị trường vì vậy cũng không cải thiện mấy so với các phiên trước. Tổng khối lượng giao dịch đạt 374 triệu cổ phiếu, trị giá gần 9.600 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm hơn 1.900 tỷ đồng.
Áp lực bán tiếp tục dâng cao ngay từ đầu phiên chiều, đà giảm của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn bị nới rộng thêm. VN-Index có lúc giảm đến trên 37 điểm. Cặp đôi HAG và HNG bị kéo xuống mức giá sàn.
Thị trường khởi đầu tuần mới theo cách không thể xấu hơn. Chỉ trong phiên sáng, VN-Index vẫn giảm 32,57 điểm (-3,04%) xuống 1.072,47 điểm. HNX-Index cũng để mất 2,42 điểm (-1,95%) xuống 121,55 điểm.
Trong số các cổ phiếu vốn hóa lớn chỉ có duy nhất ROS tăng giá. Cụ thểm ROS bất ngờ đảo chiều tăng 400 đồng (0,25%) lên 162.400 đồng/CP. Trong khi đó, hàng loạt các cổ phiếu trụ cột khác như VCB, BID, BVH, PLX, VRE… đều giảm trên 3%.
Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu dầu khí đang chịu áp lực bán rất mạnh do những thông tin không mấy tích cực về tình hình giá dầu thế giới cũng như xu hướng xấu chung của thị trường chứng khoán. PVD và PVS đều bị kéo xuống mức giá sàn. PVC giảm 1.000 đồng (-8,62%) xuống 10.600 đồng/CP. GAS cũng giảm đến 5.000 đồng (-4,13%) xuống 116.000 đồng/CP.
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỉ, giao dịch cũng không khá hơn. Cặp đôi HAG và HNG lao dốc rất mạnh. HAG giảm 490 đồng (-6,09%) xuống 7.560 đồng/CP và khớp lệnh 6,2 triệu cổ phiếu. HNG giảm 0,57 điểm (-6,87%) xuống 7.730 đồng/CP và khớp lệnh 1,3 triệu cổ phiếu.
Thanh khoản thị trường không quá cao so với thời điểm vài tuần trước, tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt 173 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch là gần 4.900 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp khoảng 1.200 tỷ đồng.
Áp lực bán chưa có dấu hiệu dừng lại, VN-Index đã giảm đến gần 35 điểm. Sắc đỏ đang bao trùm lên hầu hết các cổ phiếu vốn hóa lớn. MSN cũng bị kéo xuống mức giá sàn 84.700 đồng/CP. BVH gimr trên 5%. GAS cũng mất trên 4%.
Bên cạnh PVD, các cổ phiếu dầu khí như PVS, PVC… đều bị kéo xuống mức giá sàn.
Trước khi vào phiên giao dịch mới, thị trường chứng khoán Việt Nam đón nhận một số tin không vui từ thị trường quốc tế. Thị trường chứng khoán Mỹ sụt giảm mạnh kể từ khi ông Trump lên nắm quyền Tổng thống do nhiều lo ngại về lạm phát và đà giảm của nhóm cổ phiếu ngành năng lượng. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm tới 666 điểm – mạnh nhất kể từ tháng 1/2016. Cơn bán tháo trên thị trường trái phiếu đã lan sang cả cổ phiếu do nhà đầu tư lo ngại Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ đẩy mạnh tốc độ tăng lãi suất.
Giá CCQ Van Eck giảm gần 5% với khối lượng giao dịch tăng mạnh cho thấy áp lực bán đang có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh đó, giá dầu Brent tiếp tục lao dốc mạnh dưới mức $69/thùng khi giới đầu tư đang lo ngại về cầu dầu thế giới đang suy yếu dần đi.
Thị trường Việt Nam mở cửa phiên ‘ngập’ trong sắc đỏ. Hầu hết các cổ phiếu vốn hóa lớn đều đồng loạt giảm giá. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu dầu khí đang chịu áp lực rất mạnh, PVD đang bị kéo xuống mức giá sàn, PVS giảm đến 2.000 đồng (-7,46%) xuống 24.800 đồng/CP. GAS cũng giảm 2.500 đồng (-2,07%) xuống 118.500 đồng/CP.
Bên cạnh đó, các cổ phiếu vốn hóa lớn như VNM, VRE, PLX, VCB, VIC, MSN, BVH… cũng đều đang giảm giá rất mạnh và điều này khiến VN-Index có thời điểm giảm đến hơn 22 điểm.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, đà giảm cũng lan rộng ra đáng kể, cặp đôi HAG và HNG đều giảm sâu. HAG giảm 240 đồng (-2,98%) xuống 7.810 đồng/CP. HNG giảm 200 đồng (-2,41%) xuống 8.100 đồng/CP.
Sau khoảng 30 phút giao dịch, VN-Index giảm 19,24 điểm (1,77%) xuống còn 1.085,8 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 17,3 triệu cổ phiếu, trị giá 507 tỷ đồng.
HNX-Index giảm 1,61 điểm (-1,3%) xuống 122,36 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 7,7 triệu cổ phiếu, trị giá 117 tỷ đồng.
SSI Retail Research cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh trong phiên giao dịch đầu tuần. Đồng thời, theo hệ thống chỉ báo kỹ thuật, rủi ro ngắn hạn tiếp tục có chiều hướng tăng dần và dòng tiền ngắn hạn đang suy yếu dần, đặc biệt nhịp hồi phục vẫn suy yếu cho thấy áp lực điều chỉnh vẫn còn rất lớn. Ngoài ra, tỷ trọng cổ phiếu tiếp tục ở mức thấp cho thấy cơ hội tìm kiếm lợi nhuận vẫn còn thấp trong ngắn hạn. Hệ thống chỉ báo xu hướng của SSI Retail Research vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn của chỉ số VN30 với cắt lỗ ở mức 1065.48 điểm và mức giảm xu hướng ngắn hạn của chỉ số HNX-Index với mức kháng cự ở mức 128.77 điểm. Do đó, SSI Retail Research khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục tận dụng các nhịp hồi phục để hạ tỷ trọng cổ phiếu về mức khuyến nghị và hạn chế mua mới ở những phiên giao dịch tới. |
Nguồn: NDH