Tin tức - Tuyển dụng / Tin báo chí
VN-Index tăng nhẹ 1,6 điểm lên mức 1.193,17 điểm với thanh khoản 241,3 triệu cp, giá trị giao dịch 7.852 tỷ đồng.
Kết thúc phiên 5/4, VN-Index đảo chiều tăng nhẹ nhờ một số cổ phiếu trụ cột như VIC, SAB, CTD, FPT…. VIC tăng 3.500 đồng lên giá 131.000 đồng/cp, SAB tăng 1.200 đồng lên 227.200 đồng/cp, MWG tăng 500 đồng lên 105.400 đồng/cp, FPT tăng 1.300 đồng lên 63.000 đồng/cp.
Nhóm ngân hàng nỗ lực hồi phục trở lại trước áp lực bán. ACB và MBB trở thành tiêu điểm của dòng bank khi giữ được sắc xanh tăng lần lượt 200 đồng và 700 đồng, dừng ở giá 49.800 đồng/cp và 36.700 đồng/cp. Bên cạnh đó STB và SHB cũng tăng nhẹ 100 đồng, trong khi VCB và EIB chốt phiên ở giá tham chiếu 73.500 đồng/cp và 14.700 đồng/cp. Các mã khác như , BID, CTG… đều giảm điểm.
Ở chiều ngược lại sắc đỏ bao trùm ở một số mã lớn như HPG, MSN, GAS, VNM… Trong đó, HPG giảm 200 đồng xuống 58.800 đồng/cp, MSN giảm 500 đồng xuống 109.500 đồng/cp, GAS giảm 100 đồng xuống 129.900 đồng/xp…
Đóng cửa, VN-Index tăng nhẹ 1,6 điểm lên mức 1.193,17 điểm, với thanh khoản 241,3 triệu cp, giá trị giao dịch 7.852 tỷ đồng. Sàn có 174 mã tăng, 44 mã tham chiếu và 121 mã giảm điểm.
HNX-Index tăng 1,4 điểm lên mức 136,75 điểm, khối lượng giao dịch đạt gần 47,3 triệu cp với giá trị gần 855 tỷ đồng. Sàn có 69 mã tăng, 79 mã đứng giá và 61 mã giảm điểm.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Về cuối phiên sáng, giao dịch trên thị trường có phần theo chiều hướng xấu hơn. Hàng loạt các cổ phiếu vốn hóa lớn đã lùi xuống dưới mốc tham chiếu và điều này đẩy VN-Index giảm điểm trở lại cũng như thu hẹp đáng kể đà tăng của HNX-Index. Cụ thể, các cổ phiếu như ROS, PLX, VNM, BID, GAS… đều giảm giá khá sâu. Trong đó, ROS giảm 6,5% xuống 126.200 đồng/CP, có thời điểm trong phiên sáng ROS đã giảm về mức giá sàn. PLX cũng giảm 1,5% xuống 81.300 đồng/CP. VNM giảm 1,2% xuống 197.500 đồng/CP.
Ở chiều ngược lại, đà bứt phá mạnh của VIC, BVH hay KDC không thể cứu được VN-Index khi mà áp lực quá lớn đến từ các cổ phiếu vốn hóa lớn khác. Khép phiên sáng, VIC tăng 2,4% lên 130.500 đồng/CP. BVH tăng 4% lên 105.000 đồng/CP. KDC cũng tăng 3,5% lên 40.000 đồng/CP.
Còn tại nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, HAG giảm mạnh 1,7% xuống 6.190 đồng/CP và khớp lệnh hơn 3 triệu cổ phiếu. Sở GDCK TP HCM đã công bố danh sách bổ sung chứng khoản không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ là cổ phiếu HAG của CTCP Hoàng Anh Gia Lai do báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 được kiểm toán có ý kiến ngoại trừ của tổ chức kiểm toán.
NBB tăng trần lên 19.550 đồng/CP nhờ thông tin HĐQT của công ty này đã thông qua các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2018 dự kiến trình ĐHĐCĐ. Cụ thể, NBB đặt mục tiêu tổng doanh thu 850 tỷ đồng, giảm 24% so với 2017. Tuy nhiên, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế vẫn gấp 2 lần năm trước, ở mức 215 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 170 tỷ đồng, tăng trưởng 133%.
Thanh khoản thị trường sụt giảm so với phiên trước, tổng khối lượng giao dịch đạt khoảng 150 triệu cổ phiếu, trị giá 4.500 tỷ đồng.
Tạm dừng phiên sáng, VN-index giảm 2,63 điểm (-0,22%) xuống còn 1.188,91 điểm. Toàn sàn có 124 mã tăng, 139 mã giảm và 52 mã đứng giá,
HNX-Index tăng 0,34 điểm (0,25%) lên 135,67 điểm. Toàn sàn có 55 mã tăng, 68 mã giảm và 75 mã đứng giá.
Thị trường mở cửa phiên giao dịch mới đón nhận thông tin khá tích cực từ thị trường chứng khoán thế giới. Dow Jones tăng 231 điểm lên 24.264 điểm- cao hơn 700 điểm so với mức đáy của phiên. Cổ phiếu của Microsoft và IBM là tăng mạnh nhất trong chỉ số. Chỉ số S&P 500 tăng 1,2% lên 2.645 điểm nhờ đà tăng trưởng cố phiếu hàng tiêu dùng. Chỉ số tổng hợp Nasdaq cuối phiên tăng 1,5% lên 7.042 điểm. Có lúc, chỉ số này giảm 1,9%.
Tuy nhiên, giao dịch tại thị trường chứng khoán Việt Nam ở thời gian đầu phiên đang diễn ra có phần thận trọng. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có sự phân hóa tương đối mạnh. Trong đó, các cổ phiếu như VIC, VRE, KDC, BVH… đang làm trụ đỡ khá tốt giúp duy trì được sắc xanh của hai chỉ số chính. Đáng chú ý, VIC tiếp tục tăng mạnh 2,1% lên 130.200 đồng/CP. Hôm qua, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) vừa thông báo về việc nhân hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của CTCP Vinhomes với khối lượng gần 2,68 tỷ cổ phiếu. Ngày nhận hồ sơ đăng ký niêm yết là ngày 2/4/2018. Vinhomes, tiền thân là công ty Phát triển Đô thị Nam Hà Nội nhận sáp nhập với Tân Liên Phát và Vinhomes Management hồi tháng 2 tăng vốn điều lệ lên trên 28.360 tỷ đồng.
Trong khi đó, sau chuỗi ngày lao dốc, nhóm cổ phiếu dầu khí đang có phần hồi phục trở lại. Các cổ phiếu như GAS, PVS, PVD… đang nhích nhẹ lên trên mốc tham chiếu. Tuy nhiên, diễn biến giá dầu thế giới lại không mấy khả quan. Giá dầu thô hôm thứ tư giảm mặc dù dữ liệu cho thấy trữ lượng dầu thô Mỹ tuần trước giảm mạnh. Taị Sàn giao dịch hàng hoá New York, giá dầu kỳ hạn tháng 5 giảm 14 cent xuống 63,4 USD/ thùng. Tại Sàn giao dịch Liên lục địa London, giá dầu Brent giảm 14 cent xuống 68 USD/thùng.
Ở chiều ngược lại, sắc đỏ bao trùm lên hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn khác như VNM, ROS, BID, PLX… đang lùi xuống dưới mốc tham chiếu và kìm hãm đáng kể đà tăng của thị trường.
Sau khoảng 40 phút giao dịch, VN-Index tăng 1,33 điểm (0,19%) lên 1.193,8 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 25,7 triệu cổ phiếu, trị giá 853 tỷ đồng.
HNX-Index tăng 0,43 điểm (0,31%) lên 135.75 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 12,4 triệu cổ phiếu, trị giá 396 tỷ đồng.
VCB cho biết, trong giai đoạn các yếu tố nền tảng cơ bản về kinh tế vĩ mô vẫn đang hỗ trợ cho xu hướng tăng trưởng trong dài hạn, thì danh mục với tỷ trọng cổ phiếu cao vẫn sẽ được VCBS khuyến nghị. Bên cạnh phần tỷ trọng phân bổ cho các mục tiêu dài hạn tại các cổ phiếu có triển vọng kinh doanh khả quan trong năm 2018, nhà đầu tư vẫn có thể căn nhắc các chiến lược giao dịch T+ khi dòng tiền có tín hiệu luân chuyển sang một bộ phận các cổ phiếu vốn hóa trung bình. |
Nguồn: NDH