Menu

Trong số 19 doanh nghiệp ngành thép đang niêm yết trên HOSE, HNX và đăng ký giao dịch tại sàn UpCOM, tổng doanh thu quý II/2016 đạt hơn 30.147 tỷ đồng, giảm nhẹ 5,2% so với cùng kỳ năm trước, nhưng LNST lại gấp 2,2 lần cùng kỳ và đạt tới hơn 3.726 tỷ đồng.

Trong nửa đầu năm 2016, giá thép đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt trong tháng 3 nhờ giá quặng sắt tăng trở lại, quyết định áp thuế tự vệ tạm thời lên tới 33,3% đối với các sản phẩm thép xây dựng từ Bộ Công thương vào ngày 07/03/2016 và Trung Quốc công bố cắt giảm nhân sự ngành thép và cắt giảm sản lượng than cốc 500.000 tấn/năm.

Động thái tăng giá thép đã giúp lợi nhuận của các doanh nghiệp nhóm ngành này trong quý II/2016 cũng như 6 tháng đầu năm 2016 tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Trong số 19 doanh nghiệp ngành thép đang niêm yết trên HOSE, HNX và đăng ký giao dịch tại sàn UpCOM, tổng doanh thu quý II/2016 đạt hơn 30.147 tỷ đồng, giảm nhẹ 5,2% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lợi nhuận sau thuế lại gấp 2,2 lần cùng kỳ và đạt tới hơn 3.726 tỷ đồng. Trong đó, có tới 13 doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận dương quý II/2016 (2 doanh nghiệp chuyển từ lỗ quý II/2016 sáng lãi quý II/2015 là KKC và SMC), trong đó, DTL có mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất, 63,36 lần so với cùng kỳ năm trước (từ 1,17 tỷ đồng lên thành 73,88 tỷ đồng).

HPG và HSG chia sẻ hai vị trí dẫn đầu về lợi nhuận quý II/2016, trong đó, HPG đạt hơn 2.030 tỷ đồng (tăng trưởng 62%), còn HSG đạt 447,8 tỷ đồng (tăng trưởng 85,6%).

4 doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận âm trong quý II/2016 là SHI, SSM, TNB, KMT, MHL và VIS.

Còn nếu tính chung 6 tháng đầu năm 2016, tổng doanh thu thuần của 19 doanh nghiệp ngành thép đạt hơn 62.176 tỷ đồng, tăng 2,1% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 5.741 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với 6 tháng đầu năm 2015.

6 tháng đầu năm 2016, chỉ có 3 cổ phiếu nhóm ngành thép là TNB, SHI và SSM tăng trưởng lợi nhuận âm. Trong số 16 doanh nghiệp thép tăng trưởng lợi nhuận dương 6 tháng đầu năm 2016 có 4 doanh nghiệp chuyển từ lỗ 6 tháng đầu năm 2015 thành lãi là SMC, POM, KKC và VIS.

Tương tự như quý II/2016, HPG vẫn dẫn đầu về lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2016, đạt 3.050,2 tỷ đồng (tăng 60,4%).

DTL cũng là doanh nghiệp dẫn đầu về mức tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước, đạt 16.546%, tức gấp 166,5 lần và đạt 85,4 tỷ đồng.

(*) Kết quả kinh doanh quý III/2016 và 9 tháng đầu năm 2016 niên độ tài chính 2015 - 2016

Giá cổ phiếu phi mã

Với những diễn biến tích cực từ kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm, giá cổ phiếu của các doanh nghiệp thép cũng có mức tăng trưởng hết sức tích cực, có những cổ phiếu đã tăng mạnh, với mức tăng giá vài chục, thậm chí vài trăm phần trăm.

Thống kê 19 doanh nghiệp ngành thép đang niêm yết trên HOSE, HNX và đăng ký giao dịch tại sàn UpCOM, trong 6 tháng đầu năm 2016, chỉ có 3 cổ phiếu là SHI, KMT và TVN giảm giá. Trong số, 16 cổ phiếu thép tăng giá 6 tháng đầu năm 2016 thì có tới 4 mã có mức tăng 100% (tức gấp đôi giá cuối năm ngoái) là VGS, NKG, TLH và HSG.

Triển vọng ngành thép cuối năm 2016

Nhiều chuyên gia nhận định trong quý III/2016, nhu cầu tiêu thụ thép sẽ tiếp tục ổn định cho đến khi bước vào “mùa mưa” (khoảng tháng 8,9). Tiêu thụ thép sẽ phục hồi mạnh hơn về cuối năm khi nhu cầu xây dựng tăng nhanh trở lại. Bên cạnh đó, nếu những biện pháp bảo vệ sản xuất thép trong nước tiếp tục được thực hiện, ngăn ngừa thép giá rẻ kém chất lượng tràn vào thì tình hình sản xuất cũng như tiêu thụ của ngành thép có thể sẽ tốt hơn.

Mặc dù vậy, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS) nhận định, sự phục hồi của thị trường thép là chưa bền vững, giá bán khó tăng mạnh trong nửa cuối năm.

Lý do thứ nhất khiến VCBS nhận định như vậy là do việc áp thuế tự vệ chính thức đối với sản phẩm thép nhập khẩu sẽ không tạo ra dư địa tăng cho giá thép xây dựng nội địa. Mức thuế tự vệ đối với thép dài đã được điều chỉnh tăng tiếp lên 15,4%. Tuy nhiên VCBS cho rằng giá thép trong nước sẽ không có sự biến động thêm bởi mức tăng 1,2% là không đáng kể, trong khi đó mức độ cạnh tranh trong ngành đang gia tăng. Bên cạnh đó, rủi ro Trung Quốc có thể tiếp tục phá giá đồng CNY trong nửa cuối năm vẫn hiện hữu, VCBS đánh giá cao khả năng các doanh nghiệp trong nước sẽ lựa chọn phương án sử dụng dư địa từ 1,2% thuế tăng thêm này để dự phòng rủi ro từ tỷ giá.

Thứ hai, nguyên nhân giá quặng sắt phục hồi được cho là đến từ yếu tố đầu cơ, mua vào để đóng trạng thái bán khống và chốt lời, không phải đến từ nhu cầu tăng trở lại. Sau khi tăng đột biến trong tháng 3, giá quặng sắt giảm mạnh và ổn định trở lại.

Thứ ba, công suất sản xuất của Trung Quốc còn rất lớn, nhu cầu trong nước suy giảm do nền kinh tế giảm tốc, và nhà nước tiếp tục trợ giá, hoàn thuế VAT 13% cho doanh nghiệp, có xu hướng phá giá CNY để hỗ trợ xuất khẩu thép sang các thị trường khác.

Thứ tư, giá nhập khẩu ước tính của thép Trung Quốc sau khi áp thuế tự vệ đã sấp xỉ với mức giá bán hiện tại của các doanh nghiệp nội địa (đối với thép thanh khoảng 10.300 đồng/tấn)

Thứ năm, giá nguyên liệu sản xuất thép bao gồm quặng sắt 62%, thép phế, than cốc đang có xu hướng ổn định trở lại sau khi tăng mạnh trong quý II.

Thứ sau, nguồn cung mới đang được kích hoạt khi nhu cầu lớn trong tháng 3 đã khiến một số nhà máy thép hoạt động trở lại.

VCBS dự báo, biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp thép trong nửa cuối năm sẽ thu hẹp so với nửa đầu năm do lượng tồn kho giá rẻ đã được giải phóng gần hết, trong khi giá nguyên liệu đầu vào đang ở mức cao.

Nguồn: http://ndh.vn

Realated Post

  • /uploads/images/slide/main/ecplaza.jpg
  • /uploads/images/slide/main/koreazinc.jpg
  • /uploads/images/slide/main/daewoo.jpg
  • /uploads/images/slide/main/oil-korea.png
  • /uploads/images/slide/main/goldsun.png
  • /uploads/images/slide/main/cargill-r-h-black-3c.png
  • /uploads/images/slide/main/sgs.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dana-y.png
  • /uploads/images/slide/main/cng.jpg
  • /uploads/images/slide/main/xay-lap-dien-1.png
  • /uploads/images/slide/main/marubeni.jpg
  • /uploads/images/slide/main/tong-cong-ty-thep.jpg
  • /uploads/images/slide/main/formosa(1).png
  • /uploads/images/slide/main/hiep-hoi-thep.png
  • /uploads/images/slide/main/nam-phat.png
  • /uploads/images/slide/main/vinh-phuc.png
  • /uploads/images/slide/main/gang-thep-tuyen-quang.png
  • /uploads/images/slide/main/viet-trung.png
  • /uploads/images/slide/main/bao-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/vcb.png
  • /uploads/images/slide/main/link5.jpg
  • /uploads/images/slide/main/vietin.png
  • /uploads/images/slide/main/vpbank.jpg
  • /uploads/images/slide/main/shinhan(1).png
  • /uploads/images/slide/main/lien-viet.png
  • /uploads/images/slide/main/ha-hoa.jpg
  • /uploads/images/slide/main/hiep-huong.png
  • /uploads/images/slide/main/gsteel.png
  • /uploads/images/slide/main/link1.jpg
  • /uploads/images/slide/main/thanh-phu.png
  • /uploads/images/slide/main/link2.jpg
  • /uploads/images/slide/main/senco.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link4.jpg
  • /uploads/images/slide/main/dat-viet.jpg
  • /uploads/images/slide/main/link3.jpg
  • /uploads/images/slide/main/simco.png
  • /uploads/images/slide/main/thep-ha-noi.png
  • /uploads/images/slide/main/ipc.png
  • /uploads/images/slide/main/thao-hien.png
  • /uploads/images/slide/main/sp-samson.jpg
  • /uploads/images/slide/main/samsung.png
  • /uploads/images/slide/main/smart-timing.png
  • /uploads/images/slide/main/unicoh.png
  • /uploads/images/slide/main/lirbety.png
  • /uploads/images/slide/main/chsteel.jpg
  • /uploads/images/slide/main/yangchen.jpg
  • /uploads/images/slide/main/gwan.jpg