NĐT giữ chứng quyền bảo đảm bị tác động ra sao khi doanh nghiệp chia cổ tức, cổ phiếu thưởng?

NĐT giữ chứng quyền bảo đảm bị tác động ra sao khi doanh nghiệp chia cổ tức, cổ phiếu thưởng?


Khi thị giá cổ phiếu bị điều chỉnh do chia cổ tức, thưởng, phát hành cổ phiếu, giá thực hiện và tỷ lệ chuyển đổi của chứng quyền sẽ bị điều chỉnh.

Chứng quyền có đảm bảo (CW) là sản phẩm giúp nhà đầu tư (NĐT) có thể nâng tỷ suất sinh lợi cao hơn, nhờ hàm chứa tính đòn bẩy lớn nhưng cũng có thể kiểm soát khoản lỗ bằng chính mức phí ban đầu mua CW. Tuy nhiên, điểm “thiệt thòi” của NĐT sở hữu CW là không có bất cứ quyền nào đối với công ty như cổ đông của doanh nghiệp.

NĐT nắm giữ CW sẽ không có quyền biểu quyết, quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền nhận cổ phiếu thưởng. Tất cả các sự kiện doanh nghiệp liên quan đến cổ phiếu cơ sở của chứng quyền bảo đảm phát sinh sẽ được điều chỉnh thông qua giá thực hiện và tỷ lệ chuyển đổi của chứng quyền có bảo đảm.

Khi có các sự kiện nói trên, thị giá cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh, nhưng giá của CW thì không. Tuy nhiên, giá thực hiện quyền và tỷ lệ chuyển đổi của chứng quyền có bảo đảm sẽ bị điều chỉnh.

Lấy ví dụ, CTCK phát hành chứng quyền có đảm bảo với thông số sau:

Giả sử ngày 19/10, cổ phiếu VNM có giá đóng cửa là 155.000 đồng/cp.

Ngày 20/10 (ngày GDKHQ), cổ phiếu VNM chốt danh sách cổ đông chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 40%, giá tham chiếu đã điều chỉnh của cổ phiếu VNM sẽ là 151.000 đồng/cp.

Theo đó, giá thực hiện quyền mới của CW được tính mới:

150.000 x (151.000/155.000) = 146.129 đồng

Tỷ lệ chuyển đổi mới đối với chứng quyền là

5 x (151.000/155.000) = 4,87 (nghĩa là cần 4,87 CW để đổi lấy quyền mua 1 cổ phiếu VNM).

Một điểm khác NĐT chứng quyền cần lưu ý là thời hạn của CW. Khác với cổ phiếu, CW có thời hạn trên thị trường tối thiểu là 3 tháng và tối đa là 24 tháng. Khi đầu tư mua CW, NĐT cần xem xét bán lại CW hoặc nắm giữ đến khi CW đáo hạn. Ngược lại với cổ phiếu, NĐT có thể đầu tư dài hạn và nắm giữ đến khi nào muốn, từ đó khả năng sinh lời cũng là không giới hạn.

Đối với giao dịch chứng quyền bảo đảm trên HOSE, biên độ dao động và đơn vị yết giá cũng khác so với cổ phiếu. Trong đó, đơn vị yết giá của mỗi chứng quyền có đảm bảo chỉ là 10 đồng cho tất cả các mức giá của CW.

Mặt khác, mức giá trần/sàn sẽ phục thuộc vào biên độ giá dao động của chứng khoản cơ sở, tỷ lệ chuyển đổi và giá tham chiếu của CW phiên trước đó.

Sử dụng dữ liệu ở phần trên, giả sử ngày 20/10 là ngày giao dịch bình thường của cổ phiếu VNM. Giá đóng cửa của CW VNM phiên 19/10 là 5.500 đồng/cp;cổ phiếu VNM có giá đóng cửa là155.000 đồng/cp.

Biên độ dao động giá của cổ phiếu VNM được tính như sau: Biên độ giá = 155.000×7% = 10.850 đồng

Giá trần của CW VNM phiên 20/10 sẽ là: Giá trần = 5.500 + 10.850/5 = 7.670 đồng (trong đó, tỷ lệ chuyển đổi của CW VNM là 5:1).

Tương tự giá sàn của CW phiên 20/10 là: Giá sàn = 5.500 -10.850/5 = 3.330 đồng.

Liên quan đến hạn chế của nhà đầu tư khi giao dịch CW, HOSE cho biết, NĐT nước ngoài sẽ không bị hạn chế tỷ lệ sở hữu chứng quyền có đảm bảo. Tuy nhiên, các quỹ đại chúng chỉ được đầu tư vào chứng quyền có bảo đảm nhằm mục tiêu rủi ro và toàn bộ nhà đầu tư không được giao dịch ký quỹ đối với CW.

Nguồn: NDH

HOTLINE