Nên hay không nên có Ban tư vấn hỗ trợ phát triển đặc khu?

Nên hay không nên có Ban tư vấn hỗ trợ phát triển đặc khu?


Thảo luận về dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách,  sáng nay, 4/4, nhiều đại biểu đưa ra nhiều vấn đề cần quan tâm.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ, Dự án luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt và Dự án Luật an ninh mạng là hai dự án luật mới, quan trọng, được các đại biểu Quốc hội và cử tri rất quan tâm.

Nhằm thể chế hóa kịp thời các chủ trương của Đảng, các quy định của Hiến pháp, thời gian qua, cơ quan chủ trì thẩm tra đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan tổ chức hữu quan tích cực nghiên cứu, tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, các chuyên gia, các Đoàn đại biểu Quốc hội chỉnh lý, hoàn thiện Dự án luật trình các đại biểu Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 5 sắp tới.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định.

Trong báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết, mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở đặc khu được chỉnh lý đảm bảo phù hợp với quy định của Hiến pháp, kết luận của Hội nghị Trung ương và ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Tiếp thu nhiều ý kiến góp ý, lần này, tên gọi của luật đã được bổ sung tên các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, thành: Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Trong các quy định cụ thể của dự thảo luật, cụm từ “đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt” được gọi tắt là “đặc khu”.

Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương tại đặc khu, báo cáo giải trình nhắc lại 2 phương án đề xuất của Chính phủ (phương án 1: không tổ chức HĐND, UBND mà thực hiện Thiết chế trưởng đặc khu do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và phương án 2: tổ chức một cấp chính quyền đầy đủ với HĐND, UBND) và trình bày phương án chốt lại.

Cũng trong Hội nghị sáng nay, nhiều đại biểu cho rằng việc quy định Ban tư vấn hỗ trợ phát triển đặc khu chưa hợp lý. Đơn cử như việc nếu Chủ tịch UBND đặc khu không đồng ý với ý kiến của Ban tư vấn thì phải giải trình bằng văn bản nói rõ lý do. Đây là bước có thể sẽ kéo lùi, làm chậm thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch UBND và UBND đặc khu.

Ngoài ra, việc tổ chức Ban tư vấn ngay trong đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là chưa phù hợp chủ trương của Trung ương về tinh gọn tổ chức bộ máy cũng như chưa tạo điều kiện phát huy hiệu lực hiệu quả của UBND và Chủ tịch UBND đặc khu.

Cơ chế kiểm soát này được thực hiện thông qua việc tư vấn cho Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu trước khi quyết định những vấn đề quan trọng; cảnh báo các cơ quan chính quyền địa phương ở đặc khu về những rủi ro, hạn chế, bất cập trong hoạt động của các cơ quan này.

Nguồn: BPL

HOTLINE