Tin tức - Tuyển dụng / Tin báo chí
Thanh khoản thị trường phiên sáng tiếp tục sụt giảm so với các phiên trước, tổng khối lượng giao dịch đạt 140 triệu cổ phiếu, trị giá trên 4.100 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 500 tỷ đồng.
Thị trường về cuối phiên sáng vẫn không có nhiều chuyển biến, sắc đỏ ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn chiếm ưu thế hơn rất nhiều và điều này khiến VN-Index lùi sâu xuống dưới mốc tham chiếu. Cụ thể, các mã như BVH, FPT, GAS, MWG, MSN, ROS… đều giảm giá rất mạnh. MWG đang cho thấy sự khó lường khi giảm sâu 7.200 đồng (-5,37%) xuống 127.000 đồng/CP. MSN giảm 5.300 đồng (-5,75%) xuống 86.800 đồng/CP. BVH giảm 1.500 đồng (-1,91%) xuống 77.000 đồng/CP. Ngoài ra, sắc đỏ cũng bao trùm lên các mã vốn hóa lớn khác như BID, VNM, HDB…
Chiều ngược lại, đà giảm của VN-Index phần nào được hạn chế bởi giao dịch tích cực ở các cổ phiếu như VPB, VIC, SSI, CTG… tuy nhiên, mức giảm của các cổ phiếu này cũng không quá mạnh nên tác động đến biến động của thị trường là không quá lớn. VIC tăng 900 đồng (1,04%) lên 87.500 đồng/CP và khớp lệnh 2 triệu cổ phiếu.
Tại nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, các mã nhưu FLC, SCR, DXG… giao dịch khá sôi động nhưng lại không mấy tích cực. FLC giảm 140 đồng (-2,28%) xuống 6.010 đồng/CP và khớp lệnh được gần 3 triệu cổ phiếu. SCR cũng chỉ đứng ở mức giá tham chiếu và khớp lệnh 4 triệu cổ phiếu.
Thanh khoản thị trường phiên sáng tiếp tục sụt giảm so với các phiên trước, tổng khối lượng giao dịch đạt 140 triệu cổ phiếu, trị giá trên 4.100 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 500 tỷ đồng.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 7,44 điểm (-0,68%) xuống 1.092,23 điểm. Toàn sàn có 96 mã tăng, 160 mã giảm và 86 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 0,29 điểm (0,24%) lên 123,44 điểm. Toàn sàn có 48 mã tăng, 85 mã giảm và 220 mã đứng giá.
Tại sàn UPCoM, sắc đỏ bao trùm lên các mã dẫn dắt như HVN, SDI, LPB, DVN… Trong đó, HVN vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục khi tiếp tục giảm 1.600 đồng (-3,08%) xuống 50.400 đồng/CP và khớp lệnh 1,4 triệu cổ phiếu.
Sắc đỏ tiếp tục bao trùm lên thị trường chứng khoán ngay ở những phút đầu của phiên giao dịch cuối tuần. Hàng loạt các cổ phiếu vốn hóa lớn như ROS, MWG, BID, PLX, NTP… đều chìm trong sắc đỏ. Đáng chú ý, sau khi bất ngờ tăng trần ở những giây cuối phiên hôm qua, MWG đảo chiều giảm mạnh trở lại 6.300 đồng (-4,69%) xuống 127.900 đồng/CP.
PVD tiếp tục giảm sâu 550 đồng (-2,15%) xuống 25.000 đồng/CP và khớp lệnh được trên 1 triệu cổ phiếu, tuy nhiên, cổ phiếu này đã hồi phục trở lại sau khi lực cầu bắt đáy dâng cao. Giá dầu thô hôm thứ năm tiếp tục tăng sau khi ngân hàng Goldman Sachs nâng dự báo giá dầu trong năm 2018. Tại sàn giao dịch hàng hóa New York, giá dầu giao trong tháng ba tăng 1,65% đạt 65,8 USD/thùng. Tại sàn giao dịch hàng hóa liên lục địa London, giá dầu Brent tăng 1% lên 69,5 USD/thùng.
Khác với PVD, các cổ phiếu dầu khí khác như, PVS, PVC… đang hồi phục trở lại ngày từ đầu phiên. PVS tăng 900 đồng (3,56%) lên 26.200 đồng/CP và khớp lệnh 2,3 triệu cổ phiếu.
Bên cạnh đó, một vài cổ phiếu trụ cột như PVI, SSI, VCB, STB, BVH, CTG… đang nhích lên trên mốc tham chiếu và giúp kìm hãm đáng kể đà giảm của hai chỉ số. CTG đang tăng 500 đồng (1,83%) lên 27.750 đồng/CP và khớp lệnh 1,7 triệu cổ phiếu nhờ giao dịch kết quả kinh doanh tích cực được công bố từ phiên trước.
Tại nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, DIG đảo chiều giảm trở lại 400 đồng (-1,66%) xuống 23.700 đồng/CP sau phiên hồi phục mạnh mẽ hôm qua. Cặp đôi HAG và HNG đang duy trì được đà tăng nhẹ. HAG tăng 40 đồng (0,5%) lên 8.090 đồng/CP, còn HNG tăng 10 đồng (0,12%) lên 8.410 đồng/CP.
Sau khoảng 50 phút giao dịch, VN-Index giảm 2,6 điểm (-0,24%) xuống 1.097,07 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 46,88 triệu cổ phiếu, trị giá 1.399,73 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 257 tỷ đồng.
HNX-Index tăng trở lại 0,38 điểm (0,3%) lên 123,52 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 17,4 triệu cổ phiếu, trị giá 267 tỷ đồng.
SSI Retail Research cho rằng thị trường có thể sẽ xuất hiện các nhịp hồi phục, nhưng áp lực điều chỉnh vẫn còn rất lớn. Đồng thời, mức rủi ro ngắn hạn tiếp tục gia tăng và khiến mức độ phân hóa không còn quá lớn cho thấy đà giảm cũng có khả năng sẽ diễn ra cục bộ ở hầu hết các nhóm cổ phiếu. Ngoài ra, tỷ trọng cổ phiếu tiếp tục giảm dưới mức 40% cho thấy cơ hội tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn là rất khó khăn và các nhà đầu tư vẫn nên ưu tiên chiến lược đưa tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp, đặc biệt là các cổ phiếu Largecaps đã xác nhận xu hướng giảm ngắn hạn. Hệ thống chỉ báo xu hướng của SSI Retail Research vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn của chỉ số VN30 với mức cắt lỗ ở mức 1065,48 điểm và hạ xu hướng ngắn hạn từ mức tăng xuống giảm. Do đó, SSI Retail Research khuyến nghị các nhà đầu tư không nên mua mới và ưu tiên chiến lược hạ tỷ trọng cổ phiếu về mức khuyến nghị. |
Nguồn: NDH