Thông tin này được đưa ra trong báo cáo “Bước tiến mới: Giảm nghèo và thịnh vượng chung tại Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 5/4.

70% người dân Việt Nam đã được đảm bảo về mặt kinh tế


Thông tin này được đưa ra trong báo cáo “Bước tiến mới: Giảm nghèo và thịnh vượng chung tại Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 5/4.

Ảnh minh họa nguồn internet

Theo báo cáo, tình trạng đói nghèo ở Việt Nam đã tiếp tục giảm, đặc biệt là trong các dân tộc thiểu số (DTTS) với tỷ lệ giảm mạnh tới 13%, là mức giảm lớn nhất trong thập niên vừa qua. Số người dễ bị tái nghèo đã giảm xuống chỉ còn 2% trong giai đoạn 2014-2016.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng ghi nhận hiện nay 70% người dân Việt Nam đã được đảm bảo về mặt kinh tế, trong đó có 13% thuộc tầng lớp trung lưu theo chuẩn thế giới. Các tầng lớp thu nhập này đang phát triển nhanh chóng, tăng hơn 20% trong giai đoạn 2010 – 2017. Tính từ năm 2014, trung bình mỗi năm có 1,5 triệu người Việt Nam gia nhập vào tầng lớp trung lưu toàn cầu, cho thấy các hộ gia đình đang tiếp tục leo lên bậc thang kinh tế cao hơn sau khi thoát nghèo. 

Sự gia tăng của lớp người tiêu dùng làm thay đổi nguyện vọng của xã hội, trọng tâm của chương trình xoá đói nghèo và chia sẻ thịnh vượng chuyển từ chống nghèo cùng cực sang cải thiện mạnh mẽ chất lượng cuộc sống và hỗ trợ sự gia tăng của tầng lớp trung lưu. Khả năng tạo công ăn việc làm nhanh chóng và quá trình chuyển đổi sang việc làm có lương đang thúc đẩy kết quả tích cực của hoạt động giảm nghèo và chia sẻ thịnh vượng.

Báo cáo đưa ra một số lĩnh vực ưu tiên chiến lược nhằm thúc đẩy giảm nghèo và tăng cường chia sẻ thịnh vượng chung, như nâng cao năng suất lao động và đầu tư vào cơ sở hạ tầng để duy trì việc làm và tăng lương mà không giảm khả năng cạnh tranh; thực hiện cải cách giáo dục… 

Nguồn: BPL

HOTLINE